Đây là phát minh sáng chế của các nhà khoa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội do PGS.TS Phạm Văn Nho làm chủ nhiệm đề tài. Thành công của đề tài đã giúp người Việt Nam được hưởng sản phẩm có công nghệ tốt nhất thế giới góp phần ngăn cản dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
Với tổng số đầu tư ban đầu là 12 tỷ đồng, sau 7 năm chú trọng đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, đến nay Công ty CP Thanh Hương đã đạt được một số kết quả rất ấn tượng. Hiện nay doanh thu hàng năm của công ty đạt 30 tỷ đồng; lợi nhuận thu được là 4 – 5 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho hơn 100 lao động với mức lương 3.500.000đồng/tháng.
Ngày 19/9, dự án xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam được chính thức khởi công tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội. Đó là mốc son quan trọng trong lịch sử ngành Công nghệ Vũ trụ của Việt Nam, khi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam được hoàn thành vào năm 2020, Việt Nam sẽ có Trung tâm Vũ trụ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á.
Dự án “Kết hợp bền vững nền nông nghiệp địa phương với công nghiệp chế biến biomass” (Dự án JICA), do Trường Đại học Bách khoa TPHCM và Viện Khoa học Công nghiệp - Đại học Tokyo phối hợp thực hiện, bước đầu đã thành công ở quy mô phòng thí nghiệm với sản phẩm cồn nguyên chất (ethanol) từ rơm. Do công nghệ sản xuất xăng sinh học từ nguyên liệu sắn, ngô, khoai… đang đặt ra dấu hỏi lớn về an ninh lương thực, nên ethanol từ rơm hứa hẹn sẽ là nguồn năng lượng bền vững trong tương lai.
Có thể thấy ba yếu tố hết sức quan trọng để phát triển sản phẩm chủ lực quốc gia là : Dựa vào thế mạnh của từng vùng, miền; ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ; gắn với sản phẩm chủ lực của ngành và toàn quốc…Đây cũng chính là những nội dung các đại biểu tập trung đề cập tại hội nghị Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế của các sản phẩm chủ lực vùng đồng bằng sông Hồng.
Nhiều nhà khoa học thừa nhận, trong khi đa phần robot tại Việt Nam phải nhập khẩu hoặc được lắp ráp trong nước nhưng linh kiện và chế tác cơ khí hoàn toàn tại nước ngoài, thì robot 5 bậc tự do của Công ty A.K.B lại có mức nội địa hóa khá cao.
Ðề tài nghiên cứu khoa học "Lập quy trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp (MBA) 500kV tại hiện trường" của nhóm kỹ sư (KS) thuộc Công ty Truyền tải điện 2 (Tổng công ty truyền tải điện quốc gia) do KS Nguyễn Tiến Dũng (trong ảnh) làm chủ nhiệm vừa xuất sắc giành giải nhất "Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam" và được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tặng Huy chương vàng. Ðây là giải thưởng cao nhất về khoa học và công nghệ của TP Ðà Nẵng trong 15 năm qua.
Trên chuyến xe đò từ Cần Thơ về huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) hồi cuối tháng 2 năm nay, dọc đường, điện thoại của một người rặt vóc dáng nông dân không ngừng reo. Người gọi là những hộ dân đang trồng thí điểm một số giống lúa mùa, họ lo lắng khi độ mặn hiện giờ đã vượt 10%0. Dưới cái nắng giữa cuối mùa khô và độ mặn cứ tăng dần mỗi ngày, tôm cũng dễ chết nên lúa giống đang ủ liệu có nảy mầm, lúa đang trổ đòng liệu có ngậm sữa… Người nghe là phó giáo sư – tiến sĩ Võ Công Thành.
Những robot từng được mua từ nước ngoài với giá hàng chục ngàn đô la giờ “đắp chiếu nằm kho” vì không có khả năng sửa chữa. Trong khi hàng ngàn sinh viên ngành cơ khí vẫn đang học chay với những bài giảng khô cứng, thiếu thực tế. Nỗi trăn trở sau lần về thăm trường cũ đã thôi thúc một kỹ sư mạo hiểm đầu tư hàng tỷ đồng vào nghiên cứu, sản xuất robot phục vụ giảng dạy. Điều đáng nói, đây là robot thành phẩm đầu tiên có mức nội địa hóa cao nhất và giá thành rẻ nhất.
Ðề tài nghiên cứu khoa học "Lập quy trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp (MBA) 500kV tại hiện trường" của nhóm kỹ sư (KS) thuộc Công ty Truyền tải điện 2 (Tổng công ty truyền tải điện quốc gia) do KS Nguyễn Tiến Dũng (trong ảnh) làm chủ nhiệm vừa xuất sắc giành giải nhất "Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam" và được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tặng Huy chương vàng. Ðây là giải thưởng cao nhất về khoa học và công nghệ của TP Ðà Nẵng trong 15 năm qua.
Mô hình cánh đồng mẫu lớn được xây dựng nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) một cách đồng bộ, hiệu quả trên diện tích lớn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, nâng cao suất bình quân trong toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và cả nước nói chung.
Các cán bộ, nhà khoa học của Viện Điện tử Viễn thông (Đại học Bách Khoa Hà Nội) đã nghiên cứu, thiết kế và xây dựng thành công hệ thống quan trắc hình ảnh từ xa qua mạng di động 3G phục vụ công tác giám sát và cảnh báo mức nước sông tự động theo thời gian thực.