Ngày 18/8, Bộ trưởng Nguyễn Quân và đoàn công tác Bộ KH&CN đã có buổi thăm và làm việc với Lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng. Buổi làm việc có sự tham dự của đồng chí Huỳnh Văn Thơ, Phó Bí Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng; đồng chí Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố và các Sở, ban, ngành có liên quan.
Tỉnh Kiên Giang có gần 50.950 hộ đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, giúp đồng bào các dân tộc nâng cao trình độ sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình.
Trong xu thế phát triển hiện nay, đầu tư vào khoa học công nghệ là yêu cầu số 1, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. “Doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng cạnh tranh và chất lượng hàng hóa của mình thì phải đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ trên tất cả các lĩnh vực SXKD”- Bí thư Đảng ủỵ, Tổng Giám đốc Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh (Mitraco) Dương Tất Thắng khẳng định.
Tiếp nhận và xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong việc sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và phương pháp khí canh; xây dựng nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm thương hiệu truyền thống; ứng dụng thành công công nghệ nấu luyện thép hợp kim chất lượng cao tạo ra các sản phẩm thép hợp kim giá thành chỉ bằng 40-50% giá nhập khẩu...
Với tiềm năng đa dạng sinh học của Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ), Đồng Nai đã được Tổ chức giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hợp Quốc (UNESCO) công nhận Khu DTSQ thứ 580 của thế giới, nơi đây còn có tiềm năng phát triển nguồn cây thuốc quý dần hình một trong những khu nguyên liệu bền vững cho ngành sản xuất dược của Việt Nam.
Nhằm khai thác giá trị thương mại của rau Dạ hiến, Sở KH&CN Cao Bằng đã ký hợp đồng giao cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất cây Dạ hiến theo hướng VietGap quy mô nông hộ tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”.
Đà Nẵng là địa phương đi đầu trong việc tạo ra chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, kết quả đem lại rất thấp vì tồn tại quá nhiều nút thắt.
Ngày 24/6, tại xã Bình Hoà, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã công bố Quy hoạch chi tiết khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Các nhà khoa học Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu thành công đề tài đề tài “Nghiên cứu địa động lực hiện đại, đứt gãy hoạt động và tai biến tự nhiên có liên quan ở các lưu vực Sông Cả-Rào Nậy, đề xuất các biện pháp ứng phó giảm nhẹ thiên tai phục vụ quy hoạch xây dựng các công trình trên khu vực”.
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi ở phía Bắc đồng bằng sông Hồng, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn ít được quan tâm. Qua từng giai đoạn thực hiện Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi” (NTMN) đã thực sự góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa có hàm lượng KH&CN từ các giải pháp KH&CN.
Từ 845 dự án của Chương trình được thực hiện trong 15 đã xây dựng được 2.501 mô hình sản xuất. Các mô hình này đã lan tỏa tới hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
Ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, có giá trị kinh tế cao được triển khai ở nhiều địa phương góp phần nâng cao giá trị nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Dự án ứng dụng công nghệ khí canh trong sản xuất khoai tây giống sạch bệnh thuộc Chương trình Nông thôn miền núi (Bộ KH&CN) – Chương trình đã tạo nên bước đột phá mới trong việc cung cấp, sản xuất giống, mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con.