Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ sáu, 22/11/2024 , 11:49 pm
Cập nhật : 18/06/2015 , 15:06(GMT +7)
Chương trình Nông thôn miền núi: Góp phần xoá đói giảm nghèo
Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc (Ảnh:T.H)
Từ 845 dự án của Chương trình được thực hiện trong 15 đã xây dựng được 2.501 mô hình sản xuất. Các mô hình này đã lan tỏa tới hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

Nhằm đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn và kinh nghiệm khi thực hiện các dự án, Phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).

PV: Thưa Thứ trưởng, qua 15 năm thực hiện, Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi” (gọi tắt là Chương trình Nông thôn miền núi), Thứ trưởng  đánh giá thế nào về hiệu quả của Chương trình?

Thứ trưởng Phạm Công Tạc:
Chương trình Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi qua 15 năm đã triển khai được 845 dự án trên 62 tỉnh thành, góp phần xây dựng nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn. Các dự án được thực hiện thành công là cơ sở để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa, nông sản của địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư ở nông thôn, miền núi - vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội khó khăn của đất nước

Thông qua chương trình những người dân được tiếp cận với các tiến bộ kĩ thuật, những công nghệ mới, giống mới, đem lại năng suất lao động cao hơn và thu nhập tốt hơn, góp phần giải quyết được tình trạng lao động dôi dư và tăng thu nhập cho nông dân.

PV: Trong thời gian triển khai,  khó khăn mà Chương trình gặp phải là gì thưa ông?

Thứ trưởng Phạm Công Tạc: Chương trình thắng lợi cũng rất nhiều, nhưng khó khăn cũng rất nhiều. Khó khăn này cũng liên quan đến 3 chủ thể (nhà khoa học, cơ quan quản lý, Doanh nghiệp), đối với những nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học, sở hữu công nghệ mới, tiến bộ KH&CN, muốn chuyển giao cho những người nông dân ở nông thôn, miền núi thì các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu phải đến vùng đất đó, họ phải sống cùng người dân để hướng dẫn và thời gian này không thể tính bằng ngày, bằng tuần được mà có khi phải cả 1 mùa vụ, chịu nắng, chịu sương cùng người nông dân. Tôi cho rằng đây cũng là 1 khó khăn của chúng tôi khi phê duyệt triển khai các dự án NTMN.

Một khó khăn nữa phụ thuộc vào văn hóa, thói quen, tập quán của người dân. Trong 3 giai đoạn vừa qua, tổng kết lại tỷ lệ phần trăm của các dự án không thực hiện được, hoặc đang thực hiện nhưng phải dừng giữa chừng khoảng 3% do không thuyết phục được người dân tham gia dự án vì thói quen canh tác từ ngàn đời để lại, mà họ không sẵn sàng tham gia dự án, do đó cũng sẽ bị thất bại vì không có người triển khai trực tiếp đến từng hộ gia đình.

Ở đây cũng có những khó khăn liên quan đến vốn của nhà nước. Có 1 số dự án việc chuyển giao công nghệ đi liền với những công trình xây dựng cơ bản hoặc 1 hệ thống dây chuyền mà đầu tư không phải bằng vốn của sự nghiệp khoa học, mà bằng vốn đầu tư phát triển. mà chuyển giao công nghệ nằm trong dự án đầu tư như thế thì khi tiến hành dự án NTMN, thì dự án đầu tư phát triển kia không được địa phương phê duyệt hoặc cấp kinh phí muộn, thì việc đó cũng không thể thành công.

PV: Theo thứ trưởng, để đẩy nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì cần chú ý những vấn đề gì?

Thứ trưởng Phạm Công Tạc: Sau khi tổng kết chương trình NTMN vào ngày 18/6, chúng tôi dự định có 1 báo cáo chính thức với Thủ tướng Chính phủ và chúng tôi dự kiến đề nghị với Thủ tướng vẫn tiếp tục chương trình NTMN. Căn cứ vào những thành tựu mà chương trình đã đạt được trong 3 giai đoạn vừa qua.

Nếu được Thủ tướng đồng ý, giai đoạn tới, chúng tôi thấy rằng cần phải có cách làm khác. Nếu như giai đoạn đầu tiên gần như không có các doanh nghiệp tham gia, giai đoạn thứ 2 có khoảng ¼ các dự án có doanh nghiệp tham gia, giai đoạn gần đây nhất theo thống kê của chúng tôi có hơn 40% các dự án là có doanh nghiệp tham gia. Kinh phí sự nghiệp khoa học của nhà nước có thể cấp từ Trung ương, hoặc địa phương. Ở giai đoạn 3, nếu 1 đồng từ ngân sách bỏ ra thì huy động được 1,6 đồng từ các nguồn khác bao gồm nguồn do DN, hợp tác xã, vay vốn, nguồn do các hộ nông dân,….để đưa vào thực hiện dự án.

Tổng kết từ 3 giai đoạn chúng tôi thấy rằng, những dự án thực hiện tốt là phải có công nghệ tốt, các nhà khoa học nhiệt tình đến những vùng nông thôn hẻo lánh sẵn sàng hướng dẫn các quy trình công nghệ cho người nông dân, nó còn phụ thuộc vào những chủ dự án, cần phải nghiên cứu sâu sắc, kĩ lưỡng, về tập quán của người nông dân ở vùng đó về văn hóa, về tập quán canh tác sản xuất của người dân. Ở đây chúng tôi cho rằng, chủ các  dự án cần nghiên cứu sâu sắc để hiểu được các lợi thế về vật nuôi, cây trồng của từng vùng đất mà chúng ta khai.

Căn cứ vào kết qủa của giai đoạn 3, khi có hơn 40% các dự án có DN tham gia yếu tố của DN đã làm kết quả của dự án tốt hơn hẳn so với 2 giai đoạn trước kia. Khi áp dụng những tiến bộ vào sản xuất ở quy mô hàng hóa, số lượng lớn thì người dân vốn xa xôi, trình độ còn hạn chế thì không thể tiếp cận được với thị trường, thì DN này chính là những người tiếp cận với thị trường rất tốt, giải quyết được vấn đề đầu ra cho các dự án.

Bài, ảnh: Ánh Tuyết – Phương Hoàn


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner