Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ bảy, 23/11/2024 , 12:10 am
Cập nhật : 03/08/2015 , 16:08(GMT +7)
Đồng Nai: Ứng dụng KH&CN phát triển nguồn nguyên liệu thuốc quý
khu DTSQ Đồng Nai (ảnh: internet)
Với tiềm năng đa dạng sinh học của Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ), Đồng Nai đã được Tổ chức giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hợp Quốc (UNESCO) công nhận Khu DTSQ thứ 580 của thế giới, nơi đây còn có tiềm năng phát triển nguồn cây thuốc quý dần hình một trong những khu nguyên liệu bền vững cho ngành sản xuất dược của Việt Nam.

Phát triển bảo tồn cây thuốc quý

Khu DTSQ Đồng Nai có diện tích 969.993 ha nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước và Đắc Nông.

Vùng lõi Khu DTSQ Đồng Nai là những cánh rừng tự nhiên liền mạch, là diện tích rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối cùng còn sót lại ở miền nam nước ta với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng, được các nhà khoa học đánh giá là điểm nóng về đa dạng sinh học của khu vực và thế giới,…

Hơn 20 năm qua với những thay đổi lớn về điều kiện kinh tế - xã hội  dẫn đến nguồn cây thuốc ở nước ta bị suy thoái nghiêm trọng.

Theo báo cáo của Cục quản lý Dược, ở nước ta chủ yếu nguyên liệu phải nhập khẩu, chủ yếu sản xuất các loại thuốc thông thường. Thực tế cho thấy tình trạng sản xuất nguyên liệu dược ở Việt Nam còn nhiều bất cập.

Với nguồn tài nguyên sinh học đa dạng và phong phú, năm 2010 Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai tổ chức thực hiện đề tài “Đáng giá thực trạng và tiềm năng nguồn tài nguyên thiên nhiên cây thuốc ở Khu Bảo tổn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai làm tiền đề xây dựng dự án “Xây dựng Vườn quốc gia Bảo tồn và Phát triển cây thuốc Đồng Nai”.

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng và tiềm năng nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu bảo tồn đề làm tiền đề xây dựng dự án “Xây dựng Vườn Quốc gia Bảo tồn và Phát triển cây thuốc Đông Nam Bộ”.

Ông Trần Văn Mùi, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, dự án được thực hiện với một số nội dung chính như điều tra xác định phân bố cây thuốc, thu thập hình ảnh qua các đợt điều tra để minh họa hỗ trợ cho phần mô tả thực vật học, thu thập các mẫu cây thuốc làm tiêu bản; lập danh mục cây thuốc trên phần mềm với các thông tin chi tiết. Bên cạnh đó, dự án cũng hướng tới mục tiêu lập bộ tiêu bản cây thuốc điều tra được đúng quy định; lập bản đồ định vị các cây thuốc quý hay các cây thuốc mọc tập trung trong khu bảo tồn để có kế hoạch bảo tồn và khai thác hợp lý; lập bản đồ Atlas ảnh cây thuốc.

Hướng tới xây dựng vùng nguyên liệu bền vững

Qua điều tra, thực tế cho thấy thực trạng và tiềm năng nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai có nhiều tiềm năng phát triển.

Kết quả đã ghi nhận được từ tháng 12/2010-9/2013 cho thấy, có 54 tiểu khu đã mở tuyến điều tra cây thuốc rải đều trên 3 khu vực là xã  Hiếu Lâm, Mã Đà, Vĩnh An tại vùng lõi khu bảo tồn nhiên nhiên và văn hóa Đồng Nai.

Kết quả nghiên cứu cũng lập được danh mục cây thuốc của khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai có 905 loài. Cây thuốc trong danh lục hầu hết là thực vật bậc cao có mạch thuộc 6 ngành, 10 lớp, 91 bộ, 151 họ và 501 chi. Dự án cũng cho biết có 754 loài cây thuốc kế thừa danh lục thực vật rừng khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai do Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ tiến hành điều tra năm 2008 với 1.401 loài, có 82 cây thuốc ghi nhận từ dân gian. Phát hiện mới 151 loài cây thuốc bổ sung cho danh lục thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai. Ghi nhận 23 loài cây thuốc có tên trong danh sách đỏ và sách đỏ Việt Nam.

Qua phân tích số lượng loài trong danh mục cây thuốc được phân chia theo 4 nhóm thực vật; phần lớn cây thuốc thuộc nhóm hai lá mầm chiếm 724 loài kế tiếp là nhóm một lá mầm chiếm 139 loài, trong khi nhóm quyết thực vật và nhóm hạt trần chiếm số lượng loài ít hơn lần lượt 32 loài và 10 loài.

Từ kết quả điều tra, nghiên cứu, tập thể các nhà khoa học tham gia đề tài khẳng định khu bảo tồn nhiên thiên – văn hóa Đồng Nai chứa đựng các giá trị cao về đa dạng sinh cảnh tự nhiên và thành phần cây thuốc. Qúa trình phục hồi các hệ sinh thái rừng sẽ làm tăng thêm giá trị đa dạng sinh học và khu bảo tồn này sẽ trở thành khu vực có giá trị cao của quốc gia và quốc tế.

Tuy nhiên, việc ứng dụng KH&CN vào nghiên cứu bảo tồn, phát triển nguồn cây thuốc góp phần đổi mới phương pháp thực hiện là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên môn. Do đó, để đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong việc đưa nguồn cây thuốc ra thị trường một cách có hiệu quả thì rất cần có sự quan tâm của các cấp, sự chỉ đạo sâu sát của ngành KH&CN và góp sức của địa phương.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đề xuất phương hướng ứng dụng KH&CN phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc như nghiên cứu ứng dụng chiết xuất, bào chế, chế biến nhóm cây thuốc chữa trị các chứng bệnh hiện mắc phổ biến như ung thư, tăng cường sinh lực,…dựa trên kết quả nghiên cứu đề tài.

Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tạo nguồn giống cây thuốc phục vụ trồng thâm canh một số loài cây thuốc có giá trị đã được đề tài nghiên cứu, thành lập “Ngân hàng gen dược thảo khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai” để bảo tồn các loại gen quý và phục vụ nghiên cứu khoa học; ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống và bảo vệ dược liệu, quản lý nuôi trồng nguyên liệu theo mô hình GAP,..tạo vùng nguyên liệu bền vững sản xuất thuốc trong tương lai.

Hoàng Anh



Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner