Chỉ cần đeo thiết bị “mắt thần” vào đầu, người khiếm thị mù sẽ tự nhận biết được vật cản phía trước để đi tránh. Thiết bị này do một nhóm nghiên cứu tại TP.HCM tự bỏ tiền túi để chế tạo.
Chỉ cần bật nắp lon nước giải khát, nước trong lon bỗng trở nên lạnh như ướp đá... Sáng chế này là của cụ Nguyễn Đăng Lương, 77 tuổi, một kỹ sư về hưu ngụ tại Đà Lạt. Ở tuổi xế chiều, cụ chỉ có mong muốn bán được sáng chế trên để đưa vào phục vụ cuộc sống.
Ngày 20/4, Công ty Cổ phần Môi trường Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố công nghệ xử lý chất thải rắn (bao gồm nylon) ra thành phẩm dầu đốt công nghiệp áp dụng tại Nhà máy xử lý chất thải rắn Khánh Sơn (Đà Nẵng).
Ngày 17/4, tại thành phố Cao Lãnh, Liên hiệp các Hội khoa học & Kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo Đầu tư-Sản xuất-Ứng dụng gạch polymer thay thế gạch đất sét nung của Công ty cổ phần Trung Hậu Thành phố Hồ Chí Minh.
Viện Môi trường nông nghiệp (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) vừa sản xuất thành công một loại than sinh học, TS Mai Văn Trịnh, Phó Viện trưởng Viện Môi trường nông nghiệp cho biết ngày 16/4.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng ván ép cho ngành sản xuất đồ gỗ trang trí nội thất, ngoại thất là rất lớn do tính chất thuận tiện và thân thiện với môi trường nhưng các doanh nghiệp trong nước hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 30%. Phần lớn nguyên liệu ván ép vẫn phải nhập khẩu từ Thái Lan, Indonexia, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan. Năm 2011 Dự án “Nhà máy ván sợi ép tỷ trọng trung bình (MDF) Vinafor – Tân An Hoà Bình” đã được khởi công xây dựng góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành gỗ.
Mặc dù sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển, đạt được nhiều thành công lớn, nhưng ngành nông nghiệp vẫn đứng trước sự mất cân đối giữa việc ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong nông nghiệp còn chậm do chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.
Trong khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, phải cắt giảm nguồn vốn đầu tư nhưng tỉnh Thái Bình vẫn ưu tiên đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) và xác định KH&CN là chìa khóa để vươn tới và đạt được những mục tiêu kinh tế đã đề ra. Nhờ đó, KH&CN đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển nhanh, bền vững trong nhiều năm qua.
Để nâng cao chất lượng cà phê, TS Mai Thanh Long và nhóm nghiên cứu thuộc Khoa học Kỹ thuật Hóa học – Trường ĐH Bách khoa – ĐH QG Tp. HCM đã nghiên cứu và chế tạo thành công Hệ thống thiết bị sấy cà phê sử dụng kết hợp năng lượng mặt trời và Biomass (sinh khối)
Trong khi nhiều trang trại chăn nuôi của Thái Bình đều phải “làm thuê”, chăn nuôi gia công cho nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài, Công ty TNHH Thuấn Hoa vẫn tự chủ được hoàn toàn từ cơ sở đến con giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Công trình “Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại nghiên cứu đổi mới dịch vụ truyền máu, sản xuất và chuẩn hóa các chế phẩm máu sử dụng cho điều trị bệnh” mới đây đã nhận được Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (KH&CN) năm 2010.
Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng - Viện trưởng Viện Thuỷ công- Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam, sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí (Nghị định 115/2005/NĐ-CP), Viện đã tăng cường tính tự chủ, phát huy nguồn lực sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, đưa kết quả nghiên cứu của Viện được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.