Nhằm khai thác các nguồn lợi, bảo vệ môi trường, giúp ngư dân bám biển, xác định chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông, các nhà khoa học Việt Nam đã đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về những lĩnh vực này
Ngày 20/7/1969, lần đầu tiên trong lịch sử con người đặt chân lên Mặt trăng. Đây là thành quả của chương trình không gian Apollo, sản phẩm của một thời kỳ khi người Mỹ còn đầy lạc quan và táo bạo, rất khác biệt với ngày nay, theo quan điểm của André Balogh.
Theo thông tin từ Phòng nghiên cứu không gian FSpace, Viện Nghiên cứu công nghệ FPT – Đại học FPT, vệ tinh F-1 của Phòng nghiên cứu không gian FSpace đã vượt qua kỳ đánh giá an toàn bay, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Cơ quan Không gian vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và được chính thức chấp nhận tham gia chương trình phóng vệ tinh nhỏ do JAXA và NASA phối hợp tổ chức. Như vậy, theo như kế hoạch, khoảng 11 giờ 18 (giờ Nhật Bản) hay 9 giờ 18 (giờ Việt Nam) ngày 21-7 tới, vệ tinh F-1 sẽ được phóng lên vũ trụ…
Tại một seminar tổ chức ngày 4/7 tại CERN nhằm chuẩn bị cho cuộc hội thảo quan trọng trong ngành vật lý hạt, ICHEP2012 tại Melbourne, hai nhóm thí nghiệm ATLAS và CMS đã trình bày những kết quả sơ bộ mới nhất trong cuộc tìm kiếm hạt Higgs được dư luận quan tâm lâu nay. Cả hai nhóm thí nghiệm đều quan sát thấy một hạt mới có khối lượng trong khoảng 125-126 GeV.
Bản thân việc học vật lý đã rất khó khăn, nhưng nếu bạn là một người khiếm thính, điều đó còn khó hơn gấp bội bởi nhiều thuật ngữ không có từ tương đương trong ngôn ngữ ký hiệu. Hiện nay, các thuật ngữ chuyên ngành vật lý đã được dịch sang Ngôn ngữ ký hiệu của Anh (British Sign Language) và dễ dàng tra cứu trực tuyến.
Trong ngành công nghiệp phần mềm hiện nay, thị trường đang lớn hơn năng lực cung cấp. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực đã khiến chúng ta đang dần mất đi sự cạnh tranh trong lĩnh vực này so với các quốc gia khác. Chỉ đơn cử như ở FPT, một năm chúng tôi dự kiến tuyển trên 1.000 người, thế nhưng không bao giờ tuyển được đủ chỉ tiêu, thường xuyên thiếu khoảng 300 người.
Từ ngày ông Võ Ngọc Diệp lắp đặt và vận hành hệ thống tưới “nông nghiệp sinh thái” trên vườn thanh long đến nay đã được 8 tháng, trái thanh long được tưới nhỏ giọt lớn hơn, nở nang, đầy đặn, dễ bán và bán được giá.
Dù không được đào tạo bài bản qua trường lớp, một nông dân ở Hà Nam nghiên cứu thành công viên gạch siêu nhẹ, có thể nổi lên trên mặt nước và không gây hại với môi trường.
Nếu được đầu tư bài bản, đến năm 2015, nước ta có thể thực hiện giải mã hệ gene khoảng 100 người Việt Nam. Giải mã hệ gene không chỉ giúp phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh mà còn tìm kiếm được các gene tốt nhằm cải tạo giống nòi.
Khoa Chấn thương – Chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) vừa thành công trong một ca tái tạo hộp sọ bằng tấm kim loại (titanium).
Tìm trên Google, tên của nhà khoa học này gắn với những giống thanh long đặc sản. Thế nhưng, lĩnh vực thực sự mà bà cùng đồng nghiệp đeo đuổi lại là lai tạo và thuần chủng các loại cây có múi, đặc biệt là những giống mới có khả năng chống chịu hạn, mặn. Bà là trưởng bộ môn chọn và tạo giống, viện Cây ăn quả miền Nam – ThS Trần Thị Oanh Yến.
Thay vì đốt rơm rạ của nông dân làm ngộp thở cả thành phố như mấy ngày vừa qua, TS Lê Văn Tri, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón sinh học Việt Nam đã nghiên cứu thành công cách xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ nhằm tiết kiệm chi phí và tránh ô nhiễm môi trường.