Trên chuyến xe đò từ Cần Thơ về huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) hồi cuối tháng 2 năm nay, dọc đường, điện thoại của một người rặt vóc dáng nông dân không ngừng reo. Người gọi là những hộ dân đang trồng thí điểm một số giống lúa mùa, họ lo lắng khi độ mặn hiện giờ đã vượt 10%0. Dưới cái nắng giữa cuối mùa khô và độ mặn cứ tăng dần mỗi ngày, tôm cũng dễ chết nên lúa giống đang ủ liệu có nảy mầm, lúa đang trổ đòng liệu có ngậm sữa… Người nghe là phó giáo sư – tiến sĩ Võ Công Thành.
Những robot từng được mua từ nước ngoài với giá hàng chục ngàn đô la giờ “đắp chiếu nằm kho” vì không có khả năng sửa chữa. Trong khi hàng ngàn sinh viên ngành cơ khí vẫn đang học chay với những bài giảng khô cứng, thiếu thực tế. Nỗi trăn trở sau lần về thăm trường cũ đã thôi thúc một kỹ sư mạo hiểm đầu tư hàng tỷ đồng vào nghiên cứu, sản xuất robot phục vụ giảng dạy. Điều đáng nói, đây là robot thành phẩm đầu tiên có mức nội địa hóa cao nhất và giá thành rẻ nhất.
Ðề tài nghiên cứu khoa học "Lập quy trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp (MBA) 500kV tại hiện trường" của nhóm kỹ sư (KS) thuộc Công ty Truyền tải điện 2 (Tổng công ty truyền tải điện quốc gia) do KS Nguyễn Tiến Dũng (trong ảnh) làm chủ nhiệm vừa xuất sắc giành giải nhất "Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam" và được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tặng Huy chương vàng. Ðây là giải thưởng cao nhất về khoa học và công nghệ của TP Ðà Nẵng trong 15 năm qua.
Mô hình cánh đồng mẫu lớn được xây dựng nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) một cách đồng bộ, hiệu quả trên diện tích lớn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, nâng cao suất bình quân trong toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và cả nước nói chung.
Các cán bộ, nhà khoa học của Viện Điện tử Viễn thông (Đại học Bách Khoa Hà Nội) đã nghiên cứu, thiết kế và xây dựng thành công hệ thống quan trắc hình ảnh từ xa qua mạng di động 3G phục vụ công tác giám sát và cảnh báo mức nước sông tự động theo thời gian thực.
Lò đốt rác thải có kích thước nhỏ gọn nhưng lại có hiệu suất sử dụng cao, đốt và xử lý các loại rác thải nhanh không bị tồn đọng rác và đặc biệt, không sử dụng năng lượng dầu và điện, công suất 500kg/giờ.
Kỹ sư Phan Đình Phương đã thai nghén thành công nhiều sáng kiến ứng dụng có ích trong thực tế như phương pháp ướp tinh động vật bằng ni-tơ lỏng, tách nước khỏi nhớt, nén khí, xe nhặt rác… Nhưng thành công để đời sau 15 năm đam mê tìm tòi sáng tạo của ông là Máy chữa cháy An Sinh có khả năng chữa các đám cháy tại các nhà máy điện hạt nhân.
Không cần điện, máy nổ hay các nguồn cung cấp năng lượng, xe chữa cháy và cứu hộ An Sinh vẫn có thể tự vận hành, chữa cháy với nhiều tính năng được đánh giá là chưa từng có trong bất cứ xe chuyên dụng PCCC trên cả nước, thậm chí trên thế giới.
Qua một phần ba thế kỷ xây dựng và phát triển, Viện Dầu khí Việt Nam đã thật sự trở thành tổ chức khoa học và công nghệ (KHCN) hàng đầu của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam.
Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm chủ lực quốc gia dựa vào thế mạnh của từng vùng, miền; ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực đổi mới công nghệ; việc lựa chọn sản phẩm chủ lực phải gắn với sản phẩm chủ lực của ngành và toàn quốc…
Ngành công nghiệp vi mạch đang có tầm quan trọng hàng đầu, cả về quy mô lẫn sự kết hợp về tri thức khoa học, là một ngành công nghệ cao đem lại nhiều giá trị gia tăng. TPHCM quyết tâm thực hiện “Chương trình phát triển vi mạch TPHCM” với kinh phí trên 7.500 tỷ đồng là bước đi mạnh mẽ, mang tính chiến lược.
Nghiên cứu, phát triển công nghệ vũ trụ không chỉ là sân chơi của những nước lắm tiền, nhiều của. Những ứng dụng của lĩnh vực này đã tác động trực tiếp đối với sự phát triển của bất cứ quốc gia nào và Việt Nam không là ngoại lệ. Những thành tựu ở lĩnh vực này gần đây của Việt Nam cho thấy chúng ta bắt đầu nhập cuộc.