Ngày 18/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí nhằm cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết liên quan đến Đề án “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” (Đề án) sẽ trình Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) vào tháng 10/2012.
Nhằm học tập kinh nghiệm từ thực tiễn của quá trình chuyển đổi thể chế các cơ quan nghiên cứu và triển khai của Trung Quốc, rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình triển khai Nghị định 115, ngày 17/5/2012, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Chuyển đổi thể chế của các cơ quan nghiên cứu triển khai Việt Nam và Trung Quốc – Kết quả và những bài học”.
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ KH&CN phối hợp với Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Quốc Hội đã tổ chức Hội thảo xin ý kiến của các nhà khoa học đối với Dự án Luật KH&CN( sửa đổi). Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân và Chủ nhiệm UB KHCN&MT Quốc hội Phan Xuân Dũng chủ trì Hội thảo.
Để chuẩn bị cho việc xây dựng Đề án “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” trình Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Đoàn khảo sát liên ngành của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Hải Phòng về tình hình phát triển KH&CN thành phố.
Ngày 11/5, Đoàn công tác liên ngành do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức đã có buổi làm việc với Thành ủy Hà Nội nhằm kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KH&CN và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp phát triển KH&CN trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nền kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn: Xây dựng được một cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định cho xã hội mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân… Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, khoa học và công nghệ (KH&CN) đã có những đóng góp không nhỏ tạo nên những thành công ấy.
Trong khuôn khổ khảo sát liên ngành của Ban Tuyên giáo, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã có buổi làm việc với Đại học Bách khoa Hà Nội (BKHN) về việc đóng góp ý kiến, kiến nghị nhằm phục vụ công tác xây dựng Đề án “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” trình Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) vào tháng 10/2012.
Sáng 10/5, đoàn khảo sát liên ngành của Ban Tuyên giáo, Bộ KH&CN đã có buổi làm việc với Đại học quốc gia (ĐHQG) Hà Nội về việc góp, kiến nghị nhằm phục vụ công tác xây dựng Đề án “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” trình Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) vào tháng 10/2012.
Sự tụt hậu của khoa học Việt Nam thường được cho là do thiếu hụt đầu tư, thiếu hụt lực lượng nghiên cứu có trình độ. Tuy nhiên, còn có một phần đóng góp không nhỏ là từ công tác quản lý cũng như các chính sách minh bạch hóa tài chính khoa học.
Nhà nước cần tăng mạnh đầu tư cho Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nói chung và Viện KH&CN Việt Nam (Viện) nói riêng để tăng cường cơ sở vật chất, hệ thống phòng thí nghiệm, khu nghiên cứu công nghệ cao, sớm đạt trình độ Viện nghiên cứu tiên tiến của khu vực.
Kinh nghiệm tổ chức Ngày hội Khoa học ở nước ngoài cung cấp cho ta một kho khổng lồ những ý tưởng có thể được khai thác hiệu quả và điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
“Việt Nam không thể nhập khẩu kết quả nghiên cứu Khoa học xã hội (KHXH) của các nước để áp dụng vào thực tế như những nghiên cứu ở lĩnh vực khác nên rất cần một cơ chế đặc thù”