Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 87/2014/NĐ-CP quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam với nhiều ưu đãi.
Nghị quyết Trung ương 6 về phát triển khoa học và công nghệ chỉ rõ: đầu tư cho nhân lực khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Nhiều nhà khoa học cho rằng chúng ta phải nhanh chóng cụ thể hóa quan điểm của Nghị quyết.
Từ những năm bảy mươi của thế kỷ trước, thế giới bắt đầu làm quen với khái niệm "lộ trình công nghệ", "bản đồ công nghệ". Việt Nam, tuy mới tiếp cận vấn đề này trong thời gian gần đây nhưng đã nhận thức rõ rằng, đó là những công cụ hữu hiệu để hỗ trợ quá trình quản lý công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Từ ngày 08/10/2014, việc xây dựng dự toán thu, chi Ngân sách nhà nước năm 2015 và các năm tiếp theo sẽ áp dụng theo các quy định mới tại Thông tư liên tịch (TTLT) số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN về Hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập (gọi tắt là tổ chức KH&CN). TTLT này vừa được Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ký ban hành.
Ngày 12/9, tại Hà Nội, Văn phòng Các chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc gia (Bộ KH&CN) tổ chức hội thảo Hướng dẫn quy trình quản lý, thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc các Chương trình KH&CN quốc gia. Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đã đến dự và chủ trì hội thảo.
Xác định rõ hơn vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở KH&CN; hướng dẫn riêng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC);… là những điểm mới của Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV và thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BKHCN-BNV.
Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo số 354/TB-VPCP truyền đạt Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về những vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ đối với các dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội và Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Các thiết bị, máy móc chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa sản xuất được; nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm;… sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh như trên tại cuộc làm việc với doanh nghiệp TW, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc Đảng ủy khối trong chiều 27-8.
Đầu tháng 9 tới đây, Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN (Thông tư 20) của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chính thức có hiệu lực, trong đó quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng vào Việt Nam phải đảm bảo có chất lượng còn lại từ 80% trở lên, thời gian đã qua sử dụng không được vượt quá từ 3 -15 năm tùy từng lĩnh vực.