Hiện Việt Nam đã hình thành khoảng 50 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ với các mô hình khác nhau và đã có những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng, hiện còn khá nhiều vấn đề cần phải giải quyết từ phía cơ chế, chính sách của Nhà nước cũng như cách thức hoạt động của các vườn ươm để tạo sức hút thực sự đối với các doanh nghiệp (DN) KH&CN.
Quỹ hỗ trợ hạt giống là một trong bốn nội dung của Dự án “Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp”(BIPP). Hiện Quỹ đang kỳ vọng thí điểm thành công chính sách hỗ trợ hai cơ sở ươm tạo là Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp KH - CN Nacentech - Viện Ứng dụng công nghệ và Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.
Ban Quản lý khu CNC Hòa Lạc đã cho đăng tải toàn văn Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trên cổng thông tin của Ban để lấy ý kiến đóng góp Dự thảo cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu CNC Hòa Lạc.
Được đánh giá là một trong 6 giải pháp chủ yếu để thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2020, trong thời gian qua công tác này đã được chú trọng đầu tư. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng truyền thông KH&CN thì giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế là một trong những giải pháp quan quan trọng.
Sau 5 năm đàm phán, nhiều thời điểm tưởng như bế tắc, 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương cuối cùng đã đạt thỏa thuận về hiệp định thương mại lớn nhất thế giới tại vòng đàm phán vừa kết thúc ở thành phố Atlanta, bang Georgia, Mỹ.
Ngày 1/9, Bộ KH&CN - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC hướng dẫn việc quản lý, xử lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2015.
Đến năm 2020, khai thác và phát triển ít nhất 100 nguồn gen có giá trị ứng dụng để phát triển phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, y - dược, văn hóa, bảo vệ môi trường và an ninh - quốc phòng.
Trong Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2015, Việt Nam xếp hạng thứ 52/141 quốc gia/nền kinh tế, tăng 19 bậc so với xếp hạng năm trước. Điều này cũng có nghĩa là kết quả đầu tư của Nhà nước cho khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được đánh giá tốt hơn.
Techmart Quốc tế Việt Nam 2015 đã thu hút trên 700 đơn vị tham gia với 600 gian hàng. Trong đó, sẽ có 57 nhà sáng chế không chuyên tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm. Đặc biệt, họ không phải đóng góp kinh phí và được sử dụng gian hàng miễn phí.
Vườn ươm công nghệ được coi là nơi hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, nơi giúp các doanh nghiệp có thể khởi nghiệp, phát triển vững mạnh dựa trên kết quả nghiên cứu công nghệ.