Hợp tác quốc tế truyền thông KH&CN: Rút ngắn con đường đến thành công
Đoàn công tác của Bộ KH&CN làm việc với Quỹ vì sự phát triển khoa học và sáng tạo Hàn Quốc
Được đánh giá là một trong 6 giải pháp chủ yếu để thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2020, trong thời gian qua công tác này đã được chú trọng đầu tư. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng truyền thông KH&CN thì giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế là một trong những giải pháp quan quan trọng.
Một trong 6 giải pháp chủ yếu
Theo TSKH. Nghiêm Vũ Khải, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN thì truyền thông có sức mạnh đặc biệt trong tất cả các lĩnh vực và trong đó có KH&CN. Không chỉ cung cấp thông tin về những thành tựu khoa học, công nghệ mới, truyền thông còn có vai trò định hướng dư luận và đưa ra cá thể chế, chính sách, các quy định của Nhà nước đến với công chúng. Đây cũng là công cụ hữu hiệu, cầu nối giữa nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân.
Hoạt động truyền thông KH&CN cũng được quan tâm và chú trọng đầu tư. Truyền thông được coi là một trong 6 giải pháp chủ yếu thực hiện chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2020. Với tầm quan trọng như vậy, hiện nay ở Việt Nam hầu như các thể loại hình báo chí đều có chương trình, chuyên mục riêng về KH&CN. Cùng với đó, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố, sở KH&CN các địa phương, các trường đại học, các viện nghiên cứu đều có những kênh riêng để truyền tải những thông tin về hoạt động nghiên cứu của đơn vị mình. Không thể phủ nhận những hoạt động này đã có những đóng góp không nhỏ đến sự phát triển của nền KH&CN nước nhà. Từ vùng xâu, vùng xa, miền núi hải đảo đều có điều kiện tiếp cận thông tin về KH&CN qua đó người dân hiểu và công tác chuyển giao công nghệ đến với người dân cũng hiệu quả hơn.
Nhìn chung hoạt động tuyên thông KH&CN đã đạt được thành tích nhất định song vấn chưa đáp ứng được thực tiễn nhu cầu phát triển, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Trước thách thức của thực tế, công tác truyền thông KH&CN cần đẩy mạnh hơn nữa. Nhìn nhận cả thực tế trong nước và tìm hiều về truyền thông tại một số nước, TS. Nguyễn Xuân Toàn, GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN, Bộ KH&CN nhận định.
TS. Trần Quang Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm NC&PT Truyền thông KH&CN và GS.TS.Bo Wha Lee– Phó chủ tịch Đại học Hankuk ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Thật vậy, để công tác truyền thông khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2020 đạt kết quả, trước hết cần xây dựng đội ngũ truyền thông KH&CN có đủ số lượng, lĩnh vực, năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, trách nhiệm và lòng yêu nghề. Tiếp đó, cần đề ra kế hoạch tuyên truyền tổng thể; trong đó xác định đúng mục đích, nội dung, đối tượng truyền thông KH&CN. Cần xác định doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo và là đối tượng hàng đầu của truyền thông KH&CN. Và một trong những giải pháp cũng không kém phần quan trọng là tăng cường hợp tác quốc tế về truyền thông KH&CN.
Tăng cường hợp tác quốc tế về truyền thông KH&CN
Đối với các nước có nền KH&CN phát triển như Hàn Quốc, Úc, Pháp thì Truyền thông KH&CN phát triển có bài bản theo cả chiều rộng và chiều sâu. Ví dụ ở Úc, một đất nước có nền KH&CN phát triển thì công tác truyền thông KH&CN không chỉ dừng lại ở các kênh truyền hình, báo in, báo mạng hay báo nói mà nó mở rộng ở rất nhiều hình thức khác nhau như triển lãm, công việc khoa học, gánh xiếc khoa học,…
Khoa học và công nghệ được coi là một môn học bắt buộc đối với tất cả các cấp học, học đi đôi với thực hành. Từ cấp mẫu giáo, tiểu học các em đã được tiếp cận với khoa học.
Hầu như các nước khác đều có công viên khoa học, bảo tàng khoa học, nơi tất cả mọi người có tình yêu với khoa học đều có thể đến đây khám phá. Đây chính là nơi tuổi trẻ nuôi dưỡng tình yêu đối với nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, một số nước còn có quỹ quốc gia dành riêng cho công tác truyền thông KH&CN. Ví dụ như Quỹ Khoa học và Sáng tạo Hàn Quốc (KOFAC).Mục đích thành lập KOFAC là để có nền tảng về văn hóa khoa học lớn nhất của Hàn Quốc. Do vậy, KOFAC đã xây dựng chiến lược phát triển, phối hợp cùng với trường học để đưa ra những thí nghiệm khoa học tốt. Đồng thời quảng bá cho các nhà chính trị biết những gì đã nghiên cứu được, cố gắng giúp đỡ những nơi họ cần đến, chọn lọc, mở rộng cho mọi người cùng biết đến văn hóa khoa học.
Thật vậy, trong nhiều năm qua, khoa học và công nghệ đã mang lại sự đổi mới và hạnh phúc cho người dân Hàn Quốc. Trải qua hơn gần nửa thế kỷ phát triển, với những thay đổi liên tục và đổi mới, KOFAC đã trở thành trung tâm truyền bá văn hóa khoa học và nuôi dưỡng những tài năng sáng tạo. Như một bàn đạp cho một mô hình mới, KOFAC hướng đến xây dựng nền tảng văn hóa nơi sự sáng tạo được tôn trọng, hướng tới đưa Hàn Quốc trở thành một quốc gia tiên tiến về khoa học và công nghệ trên thế giới.
Đại diện KOFAC khẳng định, muốn phát triển khoa học và công nghệ trước tiên người dân phải xem trọng và hiểu về khoa học và công nghệ. Theo đó, KOFAC đã triển khai những hoạt động rất đa dạng như truyền hình KH&CN để quảng bá cho người dân. Mở ra những triển lãm về khoa học để người dân gần gũi với hoa học hơn. Qua đó giúp người dân nhận thức được khoa học ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và nắm bắt khoa học sinh động hơn.
Với kinh phí hoạt động 1 tỷ USD/1 năm hoàn toàn từ ngân sách nhà nước, KOFAC giúp nâng cao nhận thức của công chúng về khoa học và công nghệ. Họ cho rằng chia sẻ với người dân là hiệu quả nhất.
Theo đó, vừa qua, với mục đích thúc đẩy hơn nữa hợp tác thông qua trao đổi nghiên cứu và đào tạo, trong khuôn khổ chuyến công tác, ngày 25/9, Trường đại học Hankuk – Hàn Quốc và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông Khoa học và Công nghệ đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác, trao đổi nghiên cứu khoa học, đào tạo và truyền thông khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy việc thiết lập một mối quan hệ cùng có lợi cho cả hai bên.
Các nội dung hợp tác chính giữa hai đơn vị là hỗ trợ cho cán bộ của hai bên tham gia các hoạt động: tham quan, khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm về nghiên cứu và phát triển truyền thông khoa học và công nghệ; Hợp tác nghiên cứu về truyền thông khoa học và công nghệ, đặc biệt chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc về công tác nâng cao nhận thức của công chúng về khoa học và công nghệ; Hỗ trợ các hoạt động nhằm nâng cao nguồn nhân lực cho cán bộ của Trung tâm nghiên cứu và phát triển truyền thông khoa học và công nghệ như đào tạo cán bộ của Trung tâm, nâng cao trình độ công nghệ trong truyền thông khoa học và công nghệ.