Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN Thứ ba, 26/11/2024 , 03:10 am
Cập nhật : 09/11/2015 , 17:11(GMT +7)
Cần tận dụng tài năng của các nhà khoa học
Ông Nghiêm Vũ Khải.
Nghiên cứu dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII về lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN), ông Nghiêm Vũ Khải - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhìn nhận thực tế, hiện nay, nhà khoa học còn chưa được tôn trọng dẫn đến phai nhạt dần lòng đam mê nghiên cứu, mất dần sự tự tin và hoài bão cống hiến.

PV: Đảng và Nhà nước luôn xác định KHCN là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, vai trò “động lực” vẫn chưa thực hiện được. Theo ông, điều gì đang là rào cản khiến KHCN Việt Nam chưa thể cất cánh?

Ông Nghiêm Vũ Khải: Có 3 yếu tố cơ bản: chủ trương, chính sách; nguồn lực và tổ chức thực hiện. Các chủ trương, chính sách đề ra đều đúng đắn. Tuy nhiên, việc thực hiện lại gặp nhiều rào cản. Nghị quyết 20 cũng khẳng định: “Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền chưa coi đây (phát triển KHCN) là một nhiệm vụ trọng tâm; chưa bố trí cán bộ lãnh đạo có đủ thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo công tác KHCN”. Với nền hành chính kém hiệu lực như hiện nay thì những chủ trương, chính sách đúng đắn cũng khó mà đi vào cuộc sống.

PV: Văn kiện Đại hội XII của Đảng đặt mục tiêu tới năm 2020, KHCN Việt Nam đạt trình độ của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030 có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới. Theo ông, mục tiêu này có thể đạt được không? Hiện trình độ KHCN của Việt Nam đang nằm ở đâu?

 

Ông Nghiêm Vũ Khải: So sánh luôn phải dựa vào tiêu chí. Ở một số tiêu chí hay lĩnh vực, Việt Nam đứng trong số 3 nước dẫn đầu. Ví dụ, hiện nay nước ta có đội ngũ trí thức đông đảo, rất nhiều người được đào tạo bài bản ở các nước tiên tiến cũng như trong nước. Số kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ của Việt Nam cũng vào loại dẫn đầu ASEAN. Một số thành tựu trong các lĩnh vực như khoa học cơ bản, CNTT, y dược, nông nghiệp… cũng được đánh giá cao trong khu vực và thế giới. Mục tiêu đề ra như trên hoàn toàn có thể đạt được nếu chúng ta quyết tâm khắc phục những tồn tại và thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp đề ra.

PV: Hiện nay, đầu tư cho KHCN của Việt Nam còn thấp, đặc biệt chưa thu hút được nguồn lực xã hội hoá từ phía các doanh nghiệp. Điều gì khiến các doanh nghiệp chưa mặn mà với việc đầu tư cho KHCN, thưa ông?

Ông Nghiêm Vũ Khải: Doanh nghiệp chưa mặn mà vì họ chưa nhìn thấy lợi ích mà chỉ thấy rủi ro, tốn kém. Với mô hình tăng trưởng dựa vào lao động rẻ, tài nguyên thô, xem nhẹ bảo vệ môi trường thì doanh nghiệp muốn tìm kiếm lợi ích từ những dự án đầu tư công, dự án đất đai, tài nguyên; từ việc hưởng ưu đãi thuế, trốn thuế, trốn tránh nghĩa vụ với người lao động…Ơ Ã nước ta, tỷ lệ đầu tư công trên đầu tư xã hội hóa từ 3/1 đến 4/1; trong khi đó ở các nước tiên tiến là ngược lại.

PV: Theo ông, chiến lược phát triển KHCN Việt Nam cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào?

Ông Nghiêm Vũ Khải: Tôi cho rằng, cần tập trung đổi mới cơ chế, tổ chức và hoạt động KHCN; phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực (trọng tâm là nhân lực KHCN trình độ cao); tăng cường xã hội hóa đầu tư và coi doanh nghiệp là trung tâm của hoạt động đổi mới sáng tạo; tập trung phát triển KHCN trong những lĩnh vực thiết yếu của đất nước. Hoạt động hội nhập quốc tế về KHCN cũng phải được đẩy mạnh hơn nữa thông qua chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ. 

PV: Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam liên tục tăng (năm nay tăng 19 bậc) nhưng năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp nhất khu vực, thậm chí thấp hơn cả Lào. Vì sao vậy?

Ông Nghiêm Vũ Khải: Việc nâng chỉ số đổi mới sáng tạotoàn cầu của Việt Nam từ vị trí 71 (năm 2014) lên vị trí 52 (năm 2015) là bước tiến lớn, phản ánh kết quả của việc thực hiện những cải cách trong quản lý và hoạt động KHCN trong mấy năm gần đây. Chỉ số này dựa trên hàng chục tiêu chí: thể chế chính sách, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, kết quả khoa học được ứng dụng… Có thể hiểu, chúng ta có những tiêu chí được quốc tế đánh giá cao như hoàn thiện thể chế, chính sách; đầu tư công cho KHCN; số người có bằng cấp từ đại học trở lên… Trong khi đó, có những chỉ số còn rất thấp liên quan đến năng suất lao động trong doanh nghiệp. Mặc dù đổi mới sáng tạo về cơ bản là chỉ số quan trọng nhất quyết định năng suâtë lao động, nhưng cách tính chỉ số năng suất lao động còn dựa vào nhiều yếu tố khác như giá thành, chi phí đầu vào, quản trị doanh nghiệp, biện pháp kinh doanh, năng lực tiếp thị… Nếu chúng ta duy trì và nâng thứ hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo, đồng thời gắn chặt hoạt động đổi mới sáng tạo với hoạt động sản suất kinh doanh thì năng suất lao động sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. 

PV: Nguồn nhân lực KHCN hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu phát triển hay chưa, thưa ông? 

Ông Nghiêm Vũ Khải: Trong thế giới ngày nay, cuộc giành giật nhân tài KHCN đang diễn ra gay gắt. Ở nước ta, các chính sách trọng dụng nhân tài vẫn là một trong những khâu yếu nhất. Người làm khoa học chủ yếu hưởng lương hành chính mà thường là quá thấp, chưa có thu nhập ổn định từ kết quả hoạt động KHCN. Điều kiện, môi trường và văn hóa làm khoa học chưa khuyến khích đổi mới sáng tạo. Do nhiều lý do, nhà khoa học, phai nhạt dần lòng đam mê nghiên cứu, mất dần sự tự tin và hoài bão cống hiến. Theo những nguồn thống kê đáng tin cậy, số học sinh Việt Nam đang học tại các nước, vùng lãnh thổ có trình độ tiên tiến khoảng 120.000 người. Nhiều người sau khi được đào tạo rất cơ bản, thì hoặc tìm cơ hội ở lại nước ngoài lâu dài hoặc chuyển sang nghề khác. Đây là sự lãng phí, tổn thất rất lớn.

PV: Xin cảm ơn ông. 

Khánh Vy (Công An nhân dân)

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner