Sáng 30/12/2015, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân và Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Thông tư liên tịch quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 – gọi tắt là Thông tư liên tịch 27).
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư 23/2015/TT-BKHCN Quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Sự ra đời của Thông tư này nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, lạc hậu, chất lượng kém, tiêu tốn nhiều năng lượng, không đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn, môi trường, tránh nguy cơ Việt Nam trở thành “bãi rác công nghệ” của các nước. Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 và thay thế Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014.
Ngày 14/12, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và phương hướng hoạt động năm 2016. Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh đã đến dự hội nghị. Tham dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ, cùng toàn thể cán bộ của Viện.
Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ (KH&CN) vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN năm 2015”. Đây là sự kiện được tổ chức thường niên của Viện để báo cáo các kết quả nghiên cứu chủ yếu trong năm.
Nhằm tránh nguy cơ Việt Nam trở thành "bãi thải" công nghệ, ngày 13/11, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư 23 /2015/TT-BKHCN thay thế cho Thông tư 20/2014/TT-BKHCN quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
Yếu tố mang lại thành công cho các khu công nghệ cao (Technoparks) của Hàn Quốc đó là sự điều chỉnh, phối hợp hợp lý, phát triển cân bằng giữa các vùng. Tất cả dịch vụ đi kèm sẽ được đưa vào chi phí ngân sách nhất định và làm thế nào để sử dụng hiệu quả ngân sách này. Cùng với đó là tạo ra các bộ luật cũng như quy định đặc biệt để phát triển Technopark đảm bảo tính bền vững. Đồng thời dựa vào nền tảng sự cạnh tranh giữa các vùng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Theo đó, các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho CNHT sẽ phủ rộng từ khâu nghiên cứu, phát triển cho tới khâu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất sản phẩm.
Chiều ngày 9/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ủy ban KH, CN và Môi trường của Quốc hội đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Thực thi Luật Chuyển giao công nghệ của Việt Nam”. Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban KH, CN và Môi trường của Quốc hội và ông Nguyễn Quân, Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN chủ trì hội thảo.
Nghiên cứu dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII về lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN), ông Nghiêm Vũ Khải - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhìn nhận thực tế, hiện nay, nhà khoa học còn chưa được tôn trọng dẫn đến phai nhạt dần lòng đam mê nghiên cứu, mất dần sự tự tin và hoài bão cống hiến.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Lao Động thương binh xã hội vừa ban hành Thông tư Liên tịch số 19/2015/TTLT-BKHCN-BLDTBXH về khuyến khích nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sản xuất sản phẩm hỗ trợ người khuyết tật.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang dự thảo Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 30 tổ chức, năm 2030 có khoảng 60 tổ chức KH&CN công lập đạt trình độ khu vực và thế giới.