Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN Thứ sáu, 22/11/2024 , 09:50 pm
Cập nhật : 14/11/2015 , 16:11(GMT +7)
Khu công nghệ cao Hàn Quốc thành công nhờ phát triển cân bằng
Gyeongnam Technopark (ảnh: internet)
Yếu tố mang lại thành công cho các khu công nghệ cao (Technoparks) của Hàn Quốc đó là sự điều chỉnh, phối hợp hợp lý, phát triển cân bằng giữa các vùng. Tất cả dịch vụ đi kèm sẽ được đưa vào chi phí ngân sách nhất định và làm thế nào để sử dụng hiệu quả ngân sách này. Cùng với đó là tạo ra các bộ luật cũng như quy định đặc biệt để phát triển Technopark đảm bảo tính bền vững. Đồng thời dựa vào nền tảng sự cạnh tranh giữa các vùng.

GS. Rhee Jae Hoon, Chủ tịch Hiệp hội Khu công nghệ cao Hàn Quốc chia sẻ như trên tại buổi tọa đàm với cán bộ quản lý Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về những bài học và kinh nghiệm trong xây dựng phát triển Khu công nghệ cao Hàn Quốc.

Tiền thân ra đời Technopark Hàn Quốc

GS. Rhee Jae Hoon cho biết, năm 1997, Chính phủ Hàn Quốc nhận ra rằng để phát triển kinh tế bền vững thì không chỉ phát triển doanh nghiệp lớn mà cần hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhỏ trong nước. Đồng thời không chỉ tập trung ở thủ đô Seoul mà cần mở rộng ra, phát triển kinh tế ở địa phương. Đây cũng chính là tiền đề đầu tiên và tiền đề lớn ra đời Technoparks của Hàn Quốc.

Đó cũng là “cơ duyên” để GS. Rhee Jae Hoon có cơ hội làm việc và tham gia trong việc hoàn thiện kế hoạch và quy hoạch Technoparks của Hàn Quốc. Từ năm 1996 đến nay với vai trò là giáo sư của trường đại học, ông Rhee Jae Hoon đã kiêm nghiệm trong vấn đề xây dựng các chính sách và cố vấn cho việc hoạch định chính sách liên quan đến công nghệ cao.   

Mô hình Technoparks tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa trang thiết bị máy móc vào trong một khu vực nhất định. Sau đó giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh. Technoparks hỗ trợ doanh nghiệp về nghiên cứu phát triển, ươm tạo, đào tạo và sản xuất.

Technopark gắn kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp (trong ảnh Trường Đại học Hankuk) (Ảnh: TH)

Hiện nay, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với vấn đề tương tự như Hàn Quốc vào thời kỳ đó. Cần vận hành một cách có hệ thống mô hình giữa các trường đại học, công nghiệp, Chính phủ (UIG). Bởi hiện nay các trường đại học hoạt động dựa trên lợi ích của mình, các doanh nghiệp nghĩ là mình cần nhận được khoản viện trợ, hỗ trợ từ phía Chính phủ, còn phía Chính phủ chỉ đưa ra những quy chế về chính sách. Nếu như 3 mô hình này lúc nào cũng chỉ mong muốn về những quyền lợi, định hướng của riêng mình thì hệ thống UIG sẽ bị đổ. Tình huống này Hàn Quốc đã gặp phải do mỗi một phía đều có lập trường của mình và luôn luôn bảo vệ lập trường đó. Lúc này sẽ cần đến một cơ quan độc lập thứ ba. Cơ quan này giống như cơ quan điều phối, là cầu nối cho sự thấu hiểu lẫn nhau giữa 3 yếu tố UIG. Đó là tiền thân ra đời của Technoparks Hàn Quốc.

Vai trò của Technoparks trong phát triển vùng

Technoparks đầu tiên được hình thành ở các khu vực bên ngoài thủ đôSeoul. Trước khi thành lập, Chính phủ Hàn Quốc đã tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều khu công nghệ ở nước ngoài, cho nên giờ đây Technoparks có nhiều ưu điểm so với các khu về nghiên cứu cũng như khoa học.. 

Technoparks tại Hàn Quốc trải qua ba giai đoạn phát triển. Từ 1998-2004, giai đoạn này ngoài thủ đô Seoul, các địa phương khác, cơ sở hạ tầng liên quan đến nghiên cứu đều rất yếu kém. Chính phủ tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu vực ngoài Seoul. Từ 2003-2012, đây là giai đoạn quan trọng đối với Chính phủ Hàn Quốc. Chính phủ quan tâm đến phát triển cân bằng giữa các vùng của Hàn Quốc nên tập trung vào việc có dự án phát triển các khu vực này. Đây cũng là lý do ra đời các tổ chức hỗ trợ phát triển vùng. Giai đoạn này chứng kiến nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước cũng như Chính phủ Hàn Quốc đã dành nhiều ngân sách cho phát triển cân bằng giữa các vùng. Từ 2013 đến nay Technoparks thực hiện kết nối giữa trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp ở địa phương..

Nếu chia mức độ, vai trò trọng tâm của Technoparks có thể chia ra làm 3 trọng tâm lớn. Thứ nhất là Technoparks sẽ là mô hình xây dựng cơ sở hạ tầng. Thứ hai là cầu nối để cung cấp tầm nhìn chiến lược. Thứ ba là kênh để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là cung cấp trang thiết bị máy móc hỗ trợ về nghiên cứu và phát triển (R&D) và đồng thời cung cấp dịch vụ, mô hình đào tạo, hỗ trợ về maketting. Ngoài ra, còn có dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp. 

Hiện nay, tại Hàn Quốc có hệ thống 18 Technoparks ở hầu hết thành phố trung tâm. Technoparks được thừa nhận là mô hình giúp đỡ rất nhiều cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này. Technoparks đều đảm nhận vai trò đối với doanh nghiệp về xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển và mối liên kết giữa viện, trường, doanh nghiệp trong cùng một khu vực. 

Ngoài dịch vụ Technoparks cung cấp cho các doanh nghiệp thì mô hình Technoparks trong tương lai đang hướng đến là hình thành văn phòng Technopark để giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp. Technopark giữ vai trò giống như người phiên dịch cho các doanh nghiệp tư nhân dưới hình thức các dự án của Chính phủ, đồng thời giống như người phân tích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân. Như vậy đối với doanh nghiệp tư nhân khi mà họ đưa ra những thắc mắc của mình tới các khu công nghệ cao, sau khi rời khỏi khu công nghệ họ sẽ giống như những “người hùng”. 

Ngoài Technopark, tại Hàn Quốc còn rất nhiều bộ, ban, ngành khác cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tất cả dịch vụ này đều thực hiện xuyên suốt, trong đó phải khẳng định đến vai trò của Technoparks giúp doanh nghiệp thành công. 

Technoparks quản lý chặt chẽ, hợp lý từ trung ương đến địa phương. Bởi trước khi có dự án liên quan đến technoparks hầu hết chính sách đều tập trung vào trung ương. Còn ngày nay những quyết sách đó đều có sự phối hợp với địa phương ở Hàn Quốc. Thông qua cầu nối là kênh technoparks, địa phương cũng đang lập ra dự án, kế hoạch sử dụng ngân sách nhằm tạo ra sự cạnh tranh với trung ương. Đó là lí do tại sao có những vùng có nhiều Technopark và những vùng có ít hơn. Một trong những đặc điểm chính khiến dự án technoparks thành công là Chính phủ đã đưa ra điều luật, quy định, bảo vệ cho Tecnoparks. 

Điều đặc biệt Technoparks đều cung cấp các trang thiết bị về nghiên cứu và phát triển trong công nghiệp. Ở Hàn Quốc cũng có nhiều trung tâm, viện nghiên cứu đã và đang sở hữu nhiều trang thiết bị về nghiên cứu đắt tiền. Riêng Technoparks đã sử dụng hiệu quả các thiết bị đó đạt 52%, nên Technoparks góp phần quan trọng cho phát triển vùng. Ngoài ra, Technoparks đã và đang đạt được nhiều thành tích ngoài mong đợi về giáo dục và đào tạo, xuất nhập khẩu. 

Đối với Hàn Quốc mô hình liên quan đến Technoparks không chỉ là di sản riêng của Hàn Quốc mà Hàn Quốc rất mong muốn, cũng như đã và đang chuẩn bị các kế hoạch làm thế nào để có thể hợp tác chia sẻ kinh nghiệm của mình cho quốc gia khác muốn phát triển mô hình này. 

Phương Nga (lược ghi)

 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner