Chiều mai 15/6, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ (KH&CN), Bộ KH&CN sẽ phối hợp với Báo Đại biểu nhân dân tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ”.
Thời gian qua, Luật chuyển giao công nghệ (CGCN) đã góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ trong nước, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất và đời sống, từng bước giúp cải thiện năng lực công nghệ của doanh nghiệp và nền kinh tế. Thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ, một số ngành, lĩnh vực đã tiếp nhận và làm chủ những công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) năm 2006 ra đời trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới với vị thế một nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào tăng quy mô vốn đầu tư, lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên không tái tạo.
Những năm gần đây, mặc dù còn khó khăn về ngân sách nhưng Chính phủ đã dành sự đầu tư đáng kể cho nghiên cứu khoa học cơ bản. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, ngoài việc cải thiện môi trường nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam rất cần sự hỗ trợ từ các định chế tài chính cũng như sự đầu tư không chỉ từ phía Nhà nước.
“So với các dự thảo trước, dự thảo lần này có chuyển biến tích cực đã bổ sung nhiều nội dung đặc biệt liên quan đến khuyến khích chuyển giao khoa học và công nghệ (KH&CN) trong nước gắn với phát triển các tổ chức KH&CN và gắn với phát triển doanh nghiệp”.
“Trong giai đoạn phát triển của nước ta hiện nay, luồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn là một kênh quan trọng để đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ quốc gia. Vì vậy, trong chính sách của nhà nước về chuyển giao cần bổ sung chính sách về chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam”.
Ngày 7-6, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch TPHCM (ICDREC - ĐH Quốc gia TPHCM) đã công bố định giá 21 bộ sản phẩm vi mạch mà ICDREC đã xây dựng được.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 26/CT-TTg về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp.
Ngày 3-6, Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với Ban soạn thảo dự án Luật Hành chính công tổ chức Hội thảo Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và dự án Luật Hành chính công.
Sáng nay, 02/6, tại Kỳ họp 3, Quốc hội Khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung của Luật CGCN (sửa đổi). Theo đó, các ĐBQH đều đồng thuận, nhất trí với báo cáo tóm tắt của UBTVQH, đánh giá cao cơ quan soạn thảo, thẩm tra đã cố gắng, nỗ lực, tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến ĐBQH và chỉnh lý Dự thảo Luật. Đồng thời cho rằng, Dự thảo chỉnh lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa, bình đẳng cho hoạt động CGCN (CGCN), để thu hút công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào Việt Nam. Rất nhiều ý kiến đã được đưa ra nhằm tạo điều kiện, thúc đẩy hoạt động này tại Việt Nam.
Cần đổi mới mạnh mẽ, rà soát, sắp xếp lại các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập từ trung ương đến địa phương nhằm nâng cao năng lực thực sự để các tổ chức này có đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2016, chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của Bộ KH&CN tăng 14 bậc so với năm 2015, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng về phía Bộ ngành. Đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 về phía địa phương là Đà Nẵng.