Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN Thứ sáu, 22/11/2024 , 11:10 am
Cập nhật : 16/06/2017 , 10:06(GMT +7)
Cần ưu tiên chuyển giao công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu
Đại biểu Lê Quang Trí phát biểu tại phiên thảo luận góp ý Dự thảo Luật CGCN (sửa đổi) - kỳ họp thứ 3
Đây là ý kiến bổ sung của ông Lê Quang Trí – đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Tiền Giang - khi góp ý với dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi). Dự án sẽ được Quốc hội biểu quyết và thông qua vào ngày 19/6 tới.

 Bày tỏ sự đồng tình với báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Lê Quang Trí đánh giá cao cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã nghiêm túc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật theo ý kiến của các đại biểu quốc hội tại kỳ họp thứ 2.

“Dự thảo luật lần này đã chỉnh lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ (CGCN), cải thiện trình độ công nghệ quốc gia, gia tăng quản lý về ngăn ngừa nhập khẩu vào Việt Nam những công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quốc gia” – ông Trí nói.
Tuy nhiên, vị đại biểu này góp ý, về chính sách của nhà nước đối với vấn đề CGCN tại điều 4, cần bổ sung nội dung ưu tiên CGCNthích ứng với biến đổi khí hậu vào khoản 2 nhằm đảm bảo nhà nước có chính sách ưu tiên với các công nghệ sản xuất giống cây trồng, chịu hạn, kháng mặn đang rất cần chuyển giao để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp.

“Tôi đề nghị chuyển nội dung tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động CGCN quy định tại khoản 6 điều này vào nội dung quy định tại chương 5 cho phù hợp vì nội dung này thuộc về nội dung quản lý nhà nước được quy định tại điều 57. Ngoài ra, tôi cũng đề nghị bổ sung khoản cuối của điều 57 vào điều 4 với nội dung Chính phủ quy định chi tiết điều 4 để tạo thuận lợi cho Chính phủ khi ban hành các chính sách về CGCN cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước” – đại biểu Lê Quang Trí góp ý.

Liên quan đến vấn đề thẩm định công nghệ dự án đầu tư tại Chương II, đại biểu Lê Quang Trí nhấn mạnh tới điều 14 về thẩm định công nghệ của dự án đầu tư. Điểm b, khoản 2 quy định dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ cần được viết lại để chặt chẽ hơn. Ông đề nghị sửa thành: "Dự án đầu tư sử dụng công nghệ có nguy cơ tác động xấu đến môi trường" để nội dung quy định được chặt chẽ và rõ ràng hơn.

Về khoản 2, điều 19 có nội dung thẩm định công nghệ trong giai đoạn quyết định đầu tư, đại biểu này đề nghị bổ sung một điểm quy định về "đánh giá tác động ảnh hưởng của công nghệ đến môi trường". Theo đại biểu Lê Quang Trí, ở giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư, tác động ảnh hưởng của công nghệ đối với môi trường chỉ mới thẩm định sơ bộ nên trong giai đoạn quyết định đầu tư, cần đánh giá tác động này một cách kỹ lưỡng, chi tiết để đảm bảo công nghệ trong các dự án đầu tư không ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Liên quan đến vấn đề đăng ký CGCN tại điều 3, ông Trí đề nghị mở rộng đối tượng đăng ký CGCN bằng cách bỏ cụm từ "có sử dụng ngân sách nhà nước", "có sử dụng vốn nhà nước" tại điểm c, khoản 1. Đại biểu này nêu 3 lý do sửa đổi.

Lý do thứ nhất, Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) năm 2013 cho phép các tổ chức KH&CN tư nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước. Và thực tế rất nhiều công nghệ hình thành không sử dụng vốn nhà nước đã được chuyển giao. Để đảm bảo quản lý nhà nước về CGCN cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, các công nghệ này cần được đăng ký CGCN.

Lý do thứ hai, đối với công nghệ khuyến khích chuyển giao thì không phải qua thẩm định công nghệ theo quy định tại khoản 2, điều 14. Do đó, để đảm bảo nhà nước quản lý chặt chẽ về lĩnh vực này cũng như có cơ sở trong công tác xây dựng quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin thống kê về CGCNquy định tại khoản 5, điều 59, ông Trí đề nghị các công nghệ này phải được đăng ký chuyển giao.
 
Lý do thứ ba, thủ tục hồ sơ đăng ký CGCN rất đơn giản, theo khoản 2, điều 31 thì chỉ bao gồm văn bản đề nghị đăng ký CGCN và văn bản hợp đồng CGCN.
 
"Từ ba lý do này, chúng ta có thể thấy rõ việc mở rộng đối tượng đăng ký CGCN sẽ không làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhưng rất thuận lợi cho quản lý nhà nước đối với hoạt động CGCN" - đại biểu Lê Quang Trí nhấn mạnh.
 
Liên quan đến vấn đề trách nhiệm của UBND tỉnh tại điều 59, ông Trí cũng đề nghị bổ sung cụm từ "kiểm tra, giám sát" vào khoản 2 điều này để đảm bảo ngăn chặn chủ đầu tư thay đổi thiết kế, thay đổi công nghệ, thiết bị mà đã được thẩm định trước đó. Tại khoản này, ông Trí đề nghị viết lại như sau: "Tổ chức thẩm định có ý kiến kiểm tra, giám sát về công nghệ của dự án đầu tư theo thẩm quyền".
Nguồn tin: KH&PT

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner