Trên các trang mạng chuyên về công nghệ dành cho giới trẻ, các bạn trẻ Việt Nam đang bàn về Misfit Shine (MS): nghe nói là MS hoàn toàn khác với dòng sản phẩm cùng công năng đang có trên thị trường như Nike Fuel Band(không dùng được dưới nước hay Fitbit không có những tính năng phức tạp), MS đo được cả số vòng quay khi đạp xe và số sải tay khi bơi, và họ còn nêu nhiều thắc mắc, nghe nói MS không có nút bấm, không có dây cáp, không dùng Bluetooth cũng chẳng dùng bộ sạc pin, lại tương tác được với smartphone, vậy nó ứng dụng công nghệ gì ? Cùng với sự tò mò đó, nếu được cung cấp thông tin là team công nghệ R&D hầu hết là người Việt, trẻ, đang hoạt động tại Việt Nam thì chắc các bạn trẻ còn lý thú hơn nữa.
Trung tâm Xuất sắc (Centre of Excellence) là một mô hình tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ đã được một số nước Anh, Úc, châu Âu, Hàn Quốc, Brazil… sử dụng trong thời gian gần đây. Được biết, ngay từ năm 2005, Việt Nam đã có ý định tiếp cận mô hình này, và có thể sẽ triển khai trong chiến lược KH&CN 2010 - 2020. Tuy nhiên, thế nào là Trung tâm Xuất sắc, và làm sao để có Trung tâm Xuất sắc, lại là vấn đề chưa được thảo luận rõ ràng.
“Tập đoàn không sản phẩm” là một hiện tượng có thật ở Việt Nam, thay vì tập trung phát triển những sản phẩm chủ lực, góp phần tạo ra sức mạnh bền vững của nền kinh tế, các tập đoàn này và một phần lớn các công ty đang hoạt động lại nhắm đến các đầu tư hoặc đầu cơ ngắn hạn, thiếu bền vững. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là việc thiếu tầm nhìn công nghệ và thiếu cập nhật về các trào lưu công nghệ mới của giới doanh nhân.
Đó là nhận định của ông Lý Huy Sáng, phó TGĐ công ty Minh Long 1 tại hội thảo “Đổi mới sáng tạo, giải pháp đưa doanh nghiệp Việt vượt khủng hoảng và tiếp tục phát triển” do tạp chí Tia Sáng và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức tại Đại học Bách Khoa TP.HCM mới đây.
Một nhà khoa học đầu tàu được quốc tế công nhận về lĩnh vực phù hợp với viện nghiên cứu, có sức thu hút nhân tài, có tài điều hành tổ chức nhân sự và nhất là có tư duy độc lập.
Đang là giảng viên đại học Konkuk (Hàn Quốc), Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ sinh học sinh sản châu Á, là một trong những nhà khoa học đầu ngành công nghệ sinh học, vậy mà GS Nguyễn Văn Thuận quyết định rời bỏ tất cả để về nước. “Đầu quân” cho đại học Quốc tế – đại học Quốc gia TP.HCM và trung tâm Điều trị vô sinh bệnh viện Tân Tạo – đại học Tân Tạo, ông cùng đồng sự đeo đuổi một dự án kỳ lạ: tạo ra một con bò trị giá 200 triệu USD.
Khoa học là nơi con người kỳ vọng vào sự trung thực, khách quan. Nhưng vấn nạn giả mạo, gian lận trong khoa học đang tràn lan khiến công chúng mất niềm tin và sẽ mất niềm tin hơn khi những lời xin lỗi từ phía nhà khoa học còn ‘rất hiếm’.
Brian Martinson, nhà xã hội học trực tiếp thực hiện cuộc khảo sát đầu tiên ở quy mô lớn về những hành vi sai trái trong khoa học năm 2005 của Tổ chức HealthPartners Research Foundation cho biết, những giả mạo trong nghiên cứu do khoa học hiện nay đã có sự thay đổi lớn trong khả năng cạnh tranh dành tài trợ và áp lực thương mại hóa sản phẩm của các nhà khoa học.
Giới khoa học thường hay bị chỉ trích sống trong tháp ngà, chẳng quan tâm gì đến thế giới bên ngoài, bởi có một thời họ ngự trị trong các đại học, tự do theo đuổi những ý tưởng có khi chẳng liên quan gì đến thực tế. Ngày nay, một trong những tiêu chuẩn đề bạt các chức danh khoa học là “đóng góp cho cộng đồng”, hiểu theo nghĩa quảng bá khoa học, và báo cáo cho công chúng biết mình đã nghiên cứu cái gì, đạt được những thành tựu nào.