11- 4 là ngày tròn một tháng sau thảm họa kép động đất, sóng thần tại Nhật Bản. Lúc 14h46 (12h46 theo giờ Việt Nam), người dân Nhật Bản đã tạm dừng mọi hoạt động để tưởng nhớ 13.000 người đã thiệt mạng và 14.000 người đang còn mất tích.
Thông tin tình hình sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I Nhật Bản (từ ngày 09/4 đến khoảng 15:00 ngày 10/4/2011) cho biết: Trong sol khí ở Hà Nội do Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đo đạc, có ghi nhận được các đồng vị phóng xạ nhân tạo là I-131, Cs-134 và Cs-137. Các đồng vị phóng xạ nhân tạo ghi nhận được đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.
Một bản tài liệu hướng dẫn chi tiết người dân cách đối phó khi sự cố hạt nhân xảy ra gồm 4 trang đã được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ KH&CN xuất bản trên website của mình ngày 10/4.
Theo tính toán thì từ cuối ngày 9/4 đám mây vào Việt Nam và có thể tồn tại trong vùng Đông Nam Á một vài ngày. Nồng độ hạt nhân phóng xạ sẽ giảm dần theo thời gian. Đám mây phóng xạ mạnh nhất (màu xanh dương) được dự đoán sẽ phân tán rất nhanh trong ngày 9 và 10/4.
Từ ngày 4-14/4, được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, theo ủy nhiệm thư của Bộ Ngoại giao, Đoàn Việt Nam do TS. Nguyễn Nữ Hoài Vi , Trưởng phòng Kiểm soát hạt nhân, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị đánh giá lần thứ 5 của Công ước An toàn hạt nhân tại Viên, Áo.
Một số thông tin trên mạng gần đây nói rằng "mây phóng xạ từ Nhật Bản đã vào Việt Nam với mức độ rất cao, gần tới mức ảnh hưởng tới sức khỏe của con người". Các chuyên gia hạt nhân khẳng định: Đây là tin đồn thất thiệt.
Theo Báo cáo về số liệu phóng xạ môi trường của Trung tâm dữ liệu quốc gia Việt Nam trong mạng lưới của Tổ chức cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) đặt tại Viện Năng lượng nguyên tử, đến 11/4 đám mây phóng xạ có thể bao trùm hầu hết nước ta.
Trong ngày 7 và 8/4, theo dự đoán mây phóng xạ tại Đông Nam Á tiếp tục lan dần đến Việt Nam, tiến gần đến địa bàn thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và có xu hướng nhỏ dần khi tiến vào khu vực miền Bắc. Tuy vậy, nồng độ hạt nhân phóng xạ vẫn rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ngày 6/4, tại trụ sở Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN), đã diễn ra cuộc họp trực tuyến với Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNT) về việc kiểm tra phóng xạ trong thực phẩm được nhập khẩu từ Nhật Bản.
Tại Việt Nam, theo số liệu đo đạc của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam từ 5- 6/4, trong sol khí, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là: Be-7 (có nguồn gốc từ tia vũ trụ), K-40, Th-232 và U-238 (có nguồn gốc từ bụi đất); còn ghi nhận được đồng vị phóng xạ nhân tạo I-131 và Cs-137 ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.
Thông tin trên được Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết tại “Lễ ký kết thoả thuận hợp tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân” ngày 6/4/2011, tại Hà Nội.