Vừa qua, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân và đoàn công tác đã tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 Đại hội đồng Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA. Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam Trần Chí Thành – thành viên của đoàn, đã trao đổi với Tia Sáng về nội dung và kết quả của chuyến đi.
Ngày 17/9/2012, tại Viena, cộng hòa Áo, đã diễn ra Khóa họp thường niên lần thứ 56 Đại hội đồng Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân dẫn đầu.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nhận định việc ứng dụng công nghệ hạt nhân trong sản xuất nông nghiệp trong hơn 50 năm qua đã giúp ích rất nhiều cho ngành này.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, "việc đầu tiên cần làm để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực cho điện hạt nhân ở Việt Nam chính là sớm công bố các chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ những người đã và sẽ làm việc trong lĩnh vực này."
Theo lộ trình, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2014 và vận hành thương mại vào năm 2020. Tuy nhiên, các thành viên chính phủ được phân công trực tiếp đảm trách nhiệm vụ này là Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ Công thương khẳng định, chỉ khi nào bảo đảm an toàn tuyệt đối, Việt Nam mới xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ là điều kiện tiên quyết để Việt Nam phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.
Việt Nam bước vào chương trình Điện hạt nhân trong bối cảnh cơ sở hạ tầng cho việc thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân như nguồn nhân lực, nguồn tài chính…ở trình độ phát triển thấp. Ngoài ra, sự cố nghiêm trọng nhà máy điện hạt nhân Fukushima Nhật Bản hồi tháng 3 năm 2011 đã làm giấy lên một làn sóng không đồng thuận đối với việc phát triển các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới.
Để chuẩn bị cho nhà máy điện hạt nhân, việc phát triển nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng. Thế nhưng, việc thu hút nguồn cán bộ có trình độ trong lĩnh vực này còn gặp nhiều trở ngại.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng Chính phủ cần có chế độ ưu đãi đặc biệt cho những người làm trong nhà máy điện hạt nhân với mức lương cao hơn nhiều lần Bộ trưởng, vì họ luôn phải đối mặt với rủi ro nguy hiểm.
Trong bối cảnh nguồn năng lượng hóa thạch có nguy cơ cạn kiệt, việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đang là lựa chọn của nhiều quốc gia nhằm đảm bảo an ninh năng lượng. Việt Nam sẽ xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên với công nghệ lò nước nhẹ cải tiến thế hệ thứ 3 và 3+, tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay
Hơn 40 năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân tại nhiều quốc gia tiên tiến như Pháp, Mỹ, Bỉ… Giờ đây đang là chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), TS Trần Đại Phúc, một Việt kiều tại Pháp, đã dành nhiều tâm huyết cho việc phát triển nguồn nhân lực hạt nhân còn đang rất mỏng tại Việt Nam
Phát triển điện hạt nhân là một lựa chọn trong cơ cấu năng lượng của nước ta, góp phần vào việc bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển KT-XH, phát triển tiềm lực khoa học công nghệ. Hiện nay, Đề án Thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam đang được xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Một trong những nội dung được nêu trong Đề án là bảo đảm an toàn, an ninh cho Nhà máy điện hạt nhân sẽ được khởi công tại Việt Nam.
Tập thể các nhà khoa học Việt Nam đã có công lớn trong việc ”làm sống lại” lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của đất nước. Công trình vừa được vinh danh giải thưởng Hồ Chí Minh.