Từ năm 2011 đến nay, Trạm Giống công nghệ cao Hưng Đông (Trung tâm Giống cây trồng Nghệ An) đã thực hiện nhân thành công giống chuối tiêu hồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào.
Cơ giới hóa trong sản xuất là một trong những khâu quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Các chuyên gia xác định, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp là yêu cầu cấp bách, đặc biệt trong quá trình hội nhập nhanh chóng hiện nay. Tuy nhiên, tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay quá trình này đang diễn ra khá chậm chạp. Đây là những thách thức không nhỏ đối với nền nông nghiệp ở khu vực này.
Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình Tây Nguyên III) được Nhà nước giao cho Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam chủ trì triển khai từ năm 2011. Với tinh thần tiếp nối Chương trình Tây Nguyên I và II. Chương trình Tây Nguyên III đã có nhiều đề tài khoa học, công nghệ góp phần phục vụ tốt yêu cầu phát triển Tây Nguyên bền vững.
Việc giải ngân cho đầu tư phát triển KHCN tại địa phương trong năm 2013 đã có những khởi sắc rõ rệt. Có nhiều địa phương sử dụng hiệu quả số kinh phí được phân bổ, đặc biệt đã huy động được các nguồn lực khác ngoài ngân sách Nhà nước cho việc phát triển KHCN địa phương.
Sản phẩm tại Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) đã tạo được giá trị gia tăng và tiếp tục đi tìm giá trị này. Để tạo ra giá trị này là kết quả đầu tư của nhiều năm và tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng qua các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, được xác định là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt và tập trung thúc đẩy trong thời gian tới…
Từ năm 2011 đến nay, Sở KH&CN Đồng Nai và Hội Nông dân tỉnh Đông Nai đã không ngừng gia tăng sự phối hợp nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đến bà con nông dân. Hoạt động khoa học và công nghệ đã tác động trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của bà con nông dân trên toàn tỉnh Đồng Nai.
Trong thời gian qua, thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng thúc đẩy đưa nhanh tiến bộ KH&CN vào đời sống sản xuất. Nhiều kết quả nghiên cứu đã phát huy tác dụng của mình, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Trong thời gian tới để thực hiện các mục tiêu cơ bản Chiến lược Phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) 2011-2020 đã đề ra cho các địa phương là khai thác lợi thế, đặc thù vùng và tăng cường mối liên kết giữa khoa học, giáo dục đào tạo, và sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mối liên kết 3 nhà một trong những giải pháp quan trọng là cần tăng đầu tư để phát triển KH&CN.
Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi nhím, nhân giống cây lâm nghiệp và trồng rừng thâm canh phục vụ phát triển ổn định kinh tế - xã hội vùng đệm Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa”. do Kỹ sư Nguyễn Đình Hải – Giám đốc Khu bảo tồn làm chủ nhiệm đã xây dựng thành công mô hình nuôi nhím, nhân giống cây lâm nghiệp và trồng rừng thâm canh phục vụ phát triển ổn định kinh tế - xã hội.
Trong thời gian qua, Công ty TNHH một thành viên Hải Nguyên được coi là đơn vị đi đầu trong cả nước về việc ứng dụng công nghệ mới – nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính. Đây là mô hình nuôi tôm trong nhà kính đầu tiên ở Việt Nam, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL và nghề nuôi tôm của Việt Nam. Đã qua 6 vụ thử nghiệm thành công, đang thực hiện nuôi tôm vụ thứ 7, 8 và kết quả cho thu hoạch bội thu.
Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp gần 107,6 nghìn ha, nhiều năm liền Thái Bình có năng suất lúa đứng đầu cả nước, đạt đến 13 tấn/ha/năm. Có được kết quả này là do tỉnh đã chú trọng việc phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), coi đây là khâu đột phá để phát triển sản phẩm chủ lực lúa gạo.
Ngày 14-16/12, tại xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Viện Thủy công trực thuộc Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt nam- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội thảo và Trình diễn "Nghiên cứu ứng dụng giải pháp cấp nước hữu hiệu phục vụ sinh hoạt kết hợp sản xuất vùng di dân tái định cư hai huyện Phong Thổ và Sìn Hồ tỉnh Lai Châu". Đây là nhiệm vụ cấp nhà nước do Bộ KH&CN giao cho Viện Thủy công thực hiện.