Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số (Chương trình nông thôn miền núi - NTMN) giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã thay đổi diện mạo vùng NTMN, giúp đỡ người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Ngày 2/4, tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ do Thứ trưởng Bùi Thế Duy làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND TPHCM và Đại học Quốc gia TPHCM (VNUHCM) về triển khai Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030 và kế hoạch triển khai Đề án "Nghiên cứu, phát triển ứng dụng AI giai đoạn 2020 – 2030 của TPHCM”.
Phát biểu tại buổi làm việc với Thành phố Thủ Đức, ngày 2/4, đồng chí Bùi Thế Duy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) khẳng định sự quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ để Thủ Đức trở thành đô thị kiểu mẫu về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST), đặc biệt hy vọng Thủ Đức sẽ trở thành nơi thử nghiệm nhiều chính sách mới để phát triển.
Với lợi thế và tiềm năng sẵn có, cùng với nhiều chương trình, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, ứng dụng khoa học và công nghệ (KHCN) đã tạo ra chuyển biến lớn trong sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương khu vực miền núi phía bắc. Ðể KHCN luôn được coi là giải pháp then chốt, thúc đẩy năng suất, chất lượng hàng nông sản và năng suất, hiệu quả lao động trong nông nghiệp, cần thêm các chính sách mang tính đột phá, các chính sách ưu đãi đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN).
Các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi như "đòn bẩy" quan trọng, thúc đẩy việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN).
Thời gian qua, Ðảng, Nhà nước đề ra nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên để bảo đảm phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của khoa học và công nghệ (KHCN). Các địa phương khu vực miền núi phía bắc đã có nhiều cách làm thiết thực, sáng tạo triển khai ứng dụng KHCN, tạo nên làn gió mới trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
Khoa học và công nghệ được coi là “chìa khóa” để ứng phó với biến đổi khí hậu tại vùng ĐBSCL, từ nghiên cứu của các nhà khoa học có thể đưa ra những giải pháp mới để thích ứng tình hình ngày càng tốt hơn.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, sáng 21/1, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt và Đoàn công tác của Bộ KH&CN cùng đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tới trao quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 21/1, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn đã đến làm việc tại tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 15/01, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ và Trường Đại học Nguyễn Tất thành phối hợp tổ chức hội thảo “Ứng dụng và chuyển giao công nghệ công nghiệp 4.0 trong chuỗi giá trị sản xuất” và Khai trương điểm kết nối cung - cầu công nghệ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Vùng Tây Nam Bộ có diện tích hơn bốn triệu héc-ta, dân số 20 triệu người, đóng góp hơn 20% GDP mỗi năm và giữ vai trò số một của quốc gia trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) triển khai chương trình cấp quốc gia “Chương trình KH và CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ” (viết tắt là Chương trình Tây Nam Bộ). Qua sáu năm triển khai, chương trình đã có nhiều đóng góp cho vùng Tây Nam Bộ.