Tọa đàm là cơ hội để các nhà khoa học, nhà quản lý và kinh doanh cùng chia sẻ những nội dung, trao đổi những vấn đề về mối quan hệ giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu và thương mại hóa kết quả nghiên cứu được tạo ra gắn với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Chương trình Toạ đàm đã lựa chọn các chủ đề hấp dẫn về SHTT nhằm thu hút sự tham gia đông đảo, tích cực của các giảng viên, học viên, nhà khoa học, nghiên cứu sinh, sinh viên... ở các cơ sở đào tạo, nghiên cứu luật học. Sinh viên nói chung, sinh viên của Trường Đại học Luật nói riêng đã tham gia tích cực, trao đổi học thuật sôi nổi đầy hứng thú.
Tại buổi làm việc với Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ (Phái đoàn), Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Hoàng Giang đề nghị Phái đoàn tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa Bộ KH&CN và WIPO nhằm phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ (SHTT), nhất là sử dụng, khai thác quyền SHTT như một công cụ mạnh phát triển kinh tế, thương mại của Việt Nam nói chung, các địa phương nói riêng.
Việc phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Lễ Ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (Trung tâm Truyền thông) nhằm triển khai hoạt động hợp tác giữa hai đơn vị một cách chủ động, gắn kết, có hệ thống các nội dung truyền thông về SHTT, hướng tới xây dựng nguồn thông tin đa dạng; tạo dựng và phát triển “văn hóa SHTT” trong cộng đồng.
Hội nghị SHTT toàn quốc năm 2023 nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước về SHTT năm 2022, đưa ra những định hướng cho hoạt động SHTT năm 2023.
Nền tảng IPPlatform và các trạm IPPlatform không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước về SHCN mà còn hỗ trợ hiệu quả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng quản lý, theo dõi, thống kê tài sản trí tuệ, thực hiện các hoạt động tư vấn, khai thác thông tin sở hữu công nghiệp (SHCN) miễn phí.
Ngày 22/6, tại Hà Nội, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Đinh Hữu Phí làm việc với Tổng Cục trưởng Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) LEE Insil đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Hai bên đã trao đổi thông tin, kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ; ký kết Thỏa thuận hợp tác (MOU) thay thế MOU 2009 và Thỏa thuận gia hạn thử nghiệm PPH giai đoạn 3 (Chương trình thẩm định nhanh đơn sáng chế).
Việc tăng cường, đẩy mạnh các hoạt động nhằm tôn vinh, ghi nhận thành tựu KH,CN&ĐMST, nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội về KH,CN&ĐMST là rất cần thiết.
Những nỗ lực của phụ nữ, bất kể họ ở đâu, thuộc độ tuổi nào và màu da gì trong hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST) thời gian qua đã làm thay đổi căn bản định kiến về vấn đề "giới", phủ nhận quan điểm lỗi thời cho rằng khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo không phải là địa hạt dành cho phụ nữ.
Trung tâm Dịch vụ và Đổi mới công nghệ thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Tọa đàm “Xúc tiến chuyển giao công nghệ gắn với bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ” và Lễ ra mắt dự án cộng đồng “Nền tảng kết nối cung - cầu công nghệ: TechTrust.vn”.