Mới đây, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống tự động hóa phục vụ cảnh báo, giám sát và điều hành cho hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến (Cable Tivi), góp phần tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nhân công và giảm chi phí vận hành mạng truyền hình cáp.
Nguồn gen là tài nguyên sống còn của mỗi Quốc gia và của toàn nhân loại. Vì vậy cần phải thu lập, lưu giữ, đánh giá và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này. Nắm bắt được vai trò của nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen cây lúa từ những năm 2001 nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nguồn gen cây trồng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành thu thập, lưu giữ, đánh giá và khai thác nguồn gen lúa.
Nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của ngôn ngữ; bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng và tư duy sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ; tạo sân chơi lành mạnh ngoài giờ lên lớp, nhóm tác giả Trường THCS An Vũ, Quỳnh Phụ, Thái Bình đã triển khai đề tài "Nghiên cứu, xây dựng phần mềm từ điển tiếng Việt, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa cùng với việc tổ chức Hội thi triệu phú ngôn ngữ".
Với việc áp dụng quy trình, kỹ thuật canh tác, đặc biệt hình thành các mô hình liên doanh liên kết để tranh thủ về nguốn vốn, thừa hưởng các thành tựu khoa học, Dự án “Xây dựng mô hình thâm canh mía trên vùng đất nhiễm phèn, mặn ở tỉnh Bến Tre” đã giúp cho người dân trồng mía tiếp cận các tiến bộ KH&CN trong sản xuất mía cũng như thu được hiệu quả kinh tế cao từ nghề trồng mía.
Ngôi nhà thông minh chống lũ có diện tích 32m2, nặng 6 tấn được lắp ghép ở vùng sông nước xã Long Vỹ là công trình thực nghiệm trên thực tế của nhóm sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, TPHCM.
PGS.TS Vũ Huy Đại và cộng sự thuộc Khoa Chế biến lâm sản, Đại học Lâm nghiệp Hà Nội đã làm chủ được công nghệ và chế tạo thành công một hệ thống thiết bị tự động uốn cong gỗ, cho hiệu quả và năng suất cao. Hệ thống có thể uốn các thanh gỗ theo hình C, U, S, L, O tùy thuộc mục đích và yêu cầu, nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị cao về thẩm mỹ và kinh tế.
Với “Người máy cứu hộ LVT2”, Hoàng Duy Khánh đã đoạt HCV tại triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng chế trẻ và triển lãm quốc tế về kiểu dáng công nghiệp lần thứ 24 năm 2013 tại Malaysia.
Một tín hiệu đáng mừng là trong vài năm gần đây, mỗi đợt công bố chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư thì lại xuất hiện những gương mặt còn rất trẻ. Năm nay, người trẻ nhất được phong tặng danh hiệu cao quý này là Phó Giáo sư Lê Anh Vinh, 30 tuổi, giảng viên trường Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Sau khi Việt Nam được thế giới công nhận trong bản đồ các nước có khả năng thiết kế Chip vào năm 2008, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đang chuẩn bị sản xuất nhiều sản phẩm Chip có giá trị kinh tế rất cao, có khả năng cạnh tranh với thế giới. PV ĐBND có cuộc trao đổi với GIÁM ĐỐC ICDREC KIÊM TỔNG THƯ KÝ HỘI VI MẠCH BÁN DẪN TP HỒ CHÍ MINH NGÔ ĐỨC HOÀNG.
Theo đánh giá của các nhà khoa học về năng lượng nguyên tử, việc ứng dụng công nghệ hạt nhân vào sản xuất nông nghiệp là một hướng đi mới hiện đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
Sau một thời gian nghiên cứu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hoàn thiện hệ thiết bị cung cấp nước tinh khiết y tế cao cấp cho các máy chạy thận nhân tạo.