Những tiến bộ trong công nghệ sinh học cho phép nghĩ tới hướng sử dụng tập đoàn giống lúa cổ truyền địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long để nghiên cứu để “phá quang kỳ”, rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa mùa, tìm hướng khai thác nguồn gene lúa cổ truyền tạo ra giống lúa có giá trị thương mại, sức cạnh tranh cao.
Việc chế tạo ra bột huỳnh quang ba màu đã thực sự tạo bước đột phá quan trọng trong việc chế tạo đèn huỳnh quang và huỳnh quang compact. Đó là nhận định của nhiều nhà khoa học về Dự án hoàn thiện công nghệ sản xuất bột huỳnh quang ba màu và chất phụ trợ phục vụ cho sản xuất đèn huỳnh quang ống và huỳnh quang compact của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sau hơn 5 tháng đưa vào áp dụng.
Từ việc lên men tỏi tươi, các nhà khoa học, cán bộ thuộc Học viện Quân y - Bộ Quốc phòng đã tạo ra loại tỏi đen có tác dụng như vị thuốc đặc trị, chống ô xy hóa, chống lão hóa, phòng chống bệnh ung thư, các bệnh nan y… Đồng thời giúp tăng giá trị ứng dụng thương mại và mở ra hướng phát triển mới cho cây tỏi Việt Nam.
GS. Võ Thạch Sơn cùng cộng sự thuộc Viện Vật lý Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu và phát triển công nghệ Spray Pyroplysis Deposition ILGAR (Ion Layer Gas Reaction) để chế tạo các phần tử pin mặt trời màng mỏng (còn được gọi là pin mặt trời thế hệ thứ 3 hay pin mặt trời màng mỏng CIGS). Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ Spray ILGAR để lắng đọng các lớp chức năng trong cấu trúc pin mặt trời màng mỏng CIGS.
Thiết lập bộ chủng giống: 300 ống chủng gốc giống và 300 ống chủng sản xuất, bảng tiêu chuẩn cho hệ chủng đủ điều kiện trong sản xuất sinh phẩm sử dụng cho người, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất Interleukin-2 tái tổ hợp trên dòng tế bào E.Coli,… là những kết quả bước đầu của dự án Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất Interleukin-2 tái tổ hợp trên dòng tế bào E.coli do Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 thực hiện, đem lại nhiều hy vọng mới cho điều trị bệnh ung thư tại Việt Nam.
Kỹ sư Hà Văn Tiến cùng cộng sự tại Công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa (Thái Bình) đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công loại máy cắt giấy khổ A4 (A3) tích hợp nhiều chức năng, không kén định lượng giấy, sản lượng có thể lên đến 2.300 tờ/phút và đặc biệt dùng năng lượng điện sạch nên không thải ra các chất có hại cho môi trường xung quanh.
Mới đây, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống tự động hóa phục vụ cảnh báo, giám sát và điều hành cho hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến (Cable Tivi), góp phần tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nhân công và giảm chi phí vận hành mạng truyền hình cáp.
Nguồn gen là tài nguyên sống còn của mỗi Quốc gia và của toàn nhân loại. Vì vậy cần phải thu lập, lưu giữ, đánh giá và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này. Nắm bắt được vai trò của nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen cây lúa từ những năm 2001 nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nguồn gen cây trồng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành thu thập, lưu giữ, đánh giá và khai thác nguồn gen lúa.
Nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của ngôn ngữ; bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng và tư duy sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ; tạo sân chơi lành mạnh ngoài giờ lên lớp, nhóm tác giả Trường THCS An Vũ, Quỳnh Phụ, Thái Bình đã triển khai đề tài "Nghiên cứu, xây dựng phần mềm từ điển tiếng Việt, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa cùng với việc tổ chức Hội thi triệu phú ngôn ngữ".
Với việc áp dụng quy trình, kỹ thuật canh tác, đặc biệt hình thành các mô hình liên doanh liên kết để tranh thủ về nguốn vốn, thừa hưởng các thành tựu khoa học, Dự án “Xây dựng mô hình thâm canh mía trên vùng đất nhiễm phèn, mặn ở tỉnh Bến Tre” đã giúp cho người dân trồng mía tiếp cận các tiến bộ KH&CN trong sản xuất mía cũng như thu được hiệu quả kinh tế cao từ nghề trồng mía.
Ngôi nhà thông minh chống lũ có diện tích 32m2, nặng 6 tấn được lắp ghép ở vùng sông nước xã Long Vỹ là công trình thực nghiệm trên thực tế của nhóm sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, TPHCM.