Chiều 24/6, tại Hà Nội, Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đã tiến hành đánh giá, nghiệm thu kết quả dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất rượu gạo truyền thống sản lượng 800.000 lít/ năm” mang mã số KC.07.DA06/11-15, thuộc Chương trình KC.07/11-15 do TS. Nguyễn Việt Anh – Viện Công nghiệp thực phẩm làm chủ nhiệm.
Chiều 23/6, tại Hà Nội, Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đã tiến hành nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu sản xuất chủng khởi động và ứng dụng trong sản xuất sữa chua và phomat”. Đề tài mang mã số KC.07.12/11-15 do Ths Đặng Thu Hương – Viện Công nghệ thực phẩm (Bộ Công thương) làm chủ nhiệm. Đề tài thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch” KC07/11-15.
Nhóm nghiên cứu thuộc Viên Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã nghiên cứu thành công 3 công nghệ sản xuất chế phẩm trích ly từ nấm Linh chi, nấm Đầu khỉ và nấm Hương ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng. Thành công này đã cho thấy tiềm năng về cơ hội, đầu tư và mở rộng sản xuất chế biến nấm dược liệu phù hợp điều kiện Việt Nam.
Mô hình sản xuất rau, quả theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Nông nghiệp đánh giá là những mô hình bền vừng trong tương lai.
Bên cạnh việc điều tra cơ bản để xác định trình độ công nghệ hiện hành và tìm được những thông tin đầy đủ từ phía doanh nghiệp thì chúng ta phải tập trung nguồn lực từ nhà nước và xã hội. Nguồn lực bao gồm cả nhân lực vật lực và cơ sở tài chính.
Các nhà khoa học Bệnh viên Tai Mũi Họng Trung ương đã sử dụng hệ thống hướng dẫn hình ảnh định vị (IGS) để định vị chính xác, an toàn các mốc giải phẫu mũi xoang khi phẫu thuật, giúp tránh các vị trí và vùng nguy hiểm. Đồng thời, sử dụng kỹ thuật cấy điện cực ốc tai để điều trị bệnh điếc bẩm sinh.
Tại Hội nghị nghị tổng kết hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học (NCKH) và thi Olympic năm học 2015 – 2016 tổ chức sáng 3/6 đã có 23 Giải Nhất, 23 Giải Nhì, 23 Giải Ba được trao cho các nhóm sinh viên.
Thành công của Đề tài “Nghiên cứu triển khai qui trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác nguồn lợi cá ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam”, mã số KC.09.18/11-15 do Viện Nghiên cứu Hải Sản chủ trì, PGS.TS. Đoàn Văn Bộ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm đã phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá cá ngừ đại dương trên vùng biển xa bờ.
Nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Phổi Trung ương do PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ đứng đầu mới đây đã xây dựng thành công quy trình sàng lọc ung thư phế quản (UTPQ) sử dụng ánh sáng huỳnh quang qua nội soi phế quản, quy trình chẩn đoán gen VGFR trong ung thư phế quản và quy trình điều trị đích ung thư phế quản bằng Bevacizumab phù hợp và khả thi tại Việt Nam.
Ths. Phan Sỹ Thắng và các cộng sự Viện Nghiên cứu Cơ khí- Bộ Công thương đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công bộ sấy không khí phục vụ cho nhà máy nhiệt điện ở quy mô thử nghiệm.
Các hướng nghiên cứu khoa học cần thể hiện tầm nhìn dài hạn đến năm 2050, kết hợp chặt chẽ những vấn đề trung hạn và trước mắt. Các kết quả nghiên cứu phải thực sự góp phần vào việc dự báo xu hướng phát triển và cung cấp căn cứ khoa học trong quá trình tiếp tục đổi mới đất nước trong các giai đoạn tiếp theo.