Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN
Ngày 12/1/2016, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp hoạt động khoa học, công nghệ (KH&CN) giữa Bộ Quốc phòng và Bộ KH&CN năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017 được tổ chức, dưới sự chủ trì của đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; đồng chí Bế Xuân Trường, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng.
Với những giá trị cao, xuất sắc về khoa học thể hiện thế mạnh và tri thức khoa học chuyên sâu, đã góp phần bổ sung những tri thức mới, phát hiện mới về khoa học trên lĩnh vực lịch sử tư tưởng Việt Nam, cụm công trình “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” của GS.TS. Nguyễn Tài Thư và 6 đồng tác giả đã nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam dưới nhiều lát cắt khác nhau. Cụm công trình này vừa được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đợt V. Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2017 tới đây.
Vượt lên nhiều khó khăn thách thức, trong thời gian qua ngành nông nghiệp đã đạt nhiều kết quả ấn tượng. Trong năm 2016, ngành nông nghiệp tăng trưởng đạt GDP 1,2% đã thể hiện sự cố gắng rất nhiều của ngành nông nghiệp, trong đó có sự đóng góp lớn của khoa học và công nghệ (KH&CN).
Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt Đề án Xây dựng mạng lưới chuyên gia Việt Nam trên thế giới nhằm thúc đẩy kết nối các chuyên gia Việt Nam trên thế giới và các chuyên gia giỏi nước ngoài để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn chất xám phục vụ phát triển đất nước.
Chiều 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động KH&CN ngành công thương giai đoạn 2011 – 2015.
Nếu không có đồng nghiệp giới thiệu thì tôi không thể ngờ rằng Nguyễn Ngọc Thanh là Thạc sĩ, Giám đốc Trung tâm Hóa thực vật (thuộc Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam) và đang chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sĩ. Trông anh giống như một nông dân miền núi hơn một nhà khoa học. Thế nhưng khi hỏi về cây nghệ thì anh nói rất say sưa. Đồng nghiệp của anh ở Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam khẳng định với tôi rằng: Thanh là nhà khoa học đã và đang “nâng tầm” cây nghệ Việt Nam...
Giai đoạn 2011 – 2015, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK HN) đã có 16 chương trình nghiên cứu ngắn hạn và trung hạn được thành lập, tập trung được lực lượng nghiên cứu để giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ (KH&CN) tầm cỡ quốc gia, giải quyết các vấn đề trọng điểm quốc gia. Trong đó, 15 chương trình nghiên cứu đã thực hiện 151 đề tài cấp cơ cở, với tổng kinh phí 4.725 triệu đồng.
Trẻ em ở độ tuổi 6 – 15 tuổi sẽ được hướng dẫn chế tạo ra những sản phẩm máy móc và robot cho riêng mình; làm quen với tư duy cơ khí, tự động hoá; học toán học và các môn khoa học thông qua việc thực hành chế tạo; học trong một môi trường giáo dục tiên tiến. Đó là mô hình startup Táy máy Tò mò đang triển khai với mong muốn truyền cảm hứng, tình yêu khoa học và công nghệ với trẻ em.
Hai đội tuyển Robothon với học sinh đến từ Trường Trần Cao Vân và Trường Lê Quý Đôn của thành phố Đà Nẵng đã xuất sắc dành hai giải vô địch ở hạng mục Sơ cấp và Trung cấp tại Cuộc thi Robothon Quốc tế 2016 được tổ chức tại Malaysia.
Không cần nắng, không cần đất, không cần chăm sóc vẫn có thể trồng rau sạch tự động, chỉ cần đặt hệ thống thủy canh thông minh trong nhà với công nghệ đèn LED và chăm sóc bằng điện thoại thông minh (smartphone).
Đam mê sáng tạo khoa học kĩ thuật, nhạy bén trong việc hình thành ý tưởng… từ đó em Phạm Nguyễn Bảo Duy (học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Đông Phú 1, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đã tìm tòi, chế tạo thành công sản phẩm bắt ruồi vàng bằng lá cây é tía rất thiết thực và hiệu quả.Những phát minh "không tưởng" không được ứng dụng trên xe hơi
TS. Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết như trên khi nói về nhu cầu đổi mới công nghệ hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner