Đề tài "Nghiên cứu thiết kế và công nghệ chế tạo các loại Neo cáp dự ứng lực dùng trong xây dựng và giao thông, thay thế hàng nhập khẩu" do các nghiên cứu viên và cán bộ của Công ty TNHH Công nghệ FC Hòa Lạc ( FC Hòa Lạc) thực hiện trong thời gian qua tại Khu CNC Hòa Lạc đã có những kết quả bước đầu khả quan.
Sau gần 10 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã chính thức công bố phân lập và nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc từ tủy răng. TS Trần Lê Bảo Hà, trưởng nhóm nghiên cứu, đã có cuộc phỏng vấn xung quanh nghiên cứu này.
Lần đầu tiên, Việt Nam có được một Bộ tài liệu tổng hợp rất cơ bản, mang tính chất chính thống, tin cậy về tiềm năng tài nguyên sinh vật, mức độ phong phú của sinh vật nước ta.
Charles Dhewa giám đốc Trung tâm chuyển giao kiến thức châu Phi lập luận rằng, khoa học hiện đại không thể đáp ứng nhu cầu của thế giới các nước đang phát triển nếu như chúng ta không tìm hiểu về các kiến thức bản địa của mỗi vùng.
Chương trình nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn (KC.07/06-10) đã mang lại nguồn thu nhập hàng tỷ đồng cho xã hội, góp phần giải quyết việc làm, ổn định kinh tế nông thôn.
PGS - TSKH Phan Thanh Tịnh- Chủ nhiệm Chương trình cho biết như trên tại lễ tổng kết.
Đây là sản phẩm của Dự án sản xuất thử nghiệm với mã số KC.04.DA07/06-10 thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học” (KC.04/06-10) do TS. Trần Xuân Hạnh – Chủ nhiệm Dự án cùng nhóm nghiên cứu của Công ty TNHH Thuốc Thú y trung ương thực hiện.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa chính thức khởi động Dự án hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar.
Giảng viên trẻ Trần Võ Văn May (30 tuổi), khoa Cơ khí - Công nghệ, trường ĐH Nông Lâm Huế, người sáng chế chiếc máy cho biết: "Chiếc máy này giúp giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí nhân công khoảng 500 ngàn đồng/ha diện tích thu hoạch".
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN (Sở KH&CN Lạng Sơn) đã nghiên cứu và ứng dụng thành công việc nhân giống khoai tây bằng phương pháp khí canh. Công trình này tạo ra những giống khoai tây sạch bệnh, có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Trong giai đoạn vừa qua 2006 – 2010, Chương trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm chủ lực (KC.06/06-10) đã có nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn có giá trị kinh tế cao, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chương trình cũng còn những tồn tại cần phải khắc phục để giữ vững được sự phát triển bền vững lâu dài. Nhân dịp tổng kêt chương trình KC.06/06-10 giai đoạn 2006- 2010, PV đã có cuộc trao đổi với ông Pham Hữu Giục – phó ban chủ nhiệm Chương trình về những thành công cũng như khó khăn cần phải giải quyết để phát triển lâu dài.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) và tác động của nó là một trong những vấn đề cấp bách không chỉ của nước ta mà của toàn thế giới. Trước những mối thiên tai nguy hiểm luôn rình rập nhân loại (hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng, động đất…), các nhà khoa học của Chương trình KC.08/06-10 đã nỗ lực hết mình trong việc góp phần giải quyết bài toán toàn cầu nói trên. Phóng viên Trung tâm NC&PT truyền thông KH&CN đã có cuộc trao đổi với GS.TS Trần Đình Hợi – Chủ nhiệm chương trình xoay quanh vấn đề này.
Chương trình KC03/06-10 “nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tự động hoá” giai đoạn 2006 – 2010 đã góp phần khẳng định vai trò của ngành tự động hoá trong việc thúc đẩy phát triển nền khoa học và công nghệ (KH&CN) của nước nhà.