Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký ban hành Quyết định số 27/QĐ-TTg, ngày 05/01 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015.
Năm 2011 là một năm đầy ý nghĩa với giáo sư Hoàng Tụy khi ông vinh dự được nhận giải thưởng Constantin Caratheodory, giải thưởng dành cho người xuất sắc có cống hiến căn bản cho lý thuyết, lập trình và ứng dụng trong lĩnh vực tối ưu toàn cục.
Năm 2011 ghi nhận nhiều bước tiến của công nghệ quân sự, điển hình là công nghệ ngụy trang, điều khiển học, tin học và tăng cường hỏa lực cho vũ khí, trang bị.
Được đánh giá là dự án có mức đầu tư lớn nhất trong vòng 50 năm qua của ngành KHCN, dự án “Thiết kế và chế tạo chip, thẻ, đầu đọc RFID và xây dựng hệ thống ứng dụng” do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế mạch (ICDREC) làm chủ nhiệm đề tài, được Bộ KH-CN phê duyệt đầu tư và ủy quyền cho ĐH Quốc gia TPHCM làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 145,756 tỷ đồng hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội cho chúng ta tiếp cận, tiến đến hình thành nền công nghiệp vi mạch Việt Nam.
Việt Nam đã đặt thêm dấu ấn trong lĩnh vực điện lực của khu vực Đông Nam Á khi là nước đầu tiên sản xuất máy biến áp 500kV. Mới đây (tháng 11/2011), máy biến áp (MBA) 500kV do Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh (EEMC) sản xuất đã được đưa vào sử dụng tại trạm biến áp Nho Quan (Ninh Bình).
Ở tuổi 72, sau 38 năm gắn bó với cây lúa, đang làm lãnh đạo cho nhiều tổ chức quốc tế với mức lương hàng ngàn “đô”, GS Võ Tòng Xuân vẫn mải miết xuống những cánh đồng ở Long An. Ông lội bùn cùng nông dân, dậy sớm hơn cả nông dân để ra đồng.
Lần đầu tiên Việt Nam tự chế tạo được giàn khoan tự nâng 90m nước, làm chủ hầy hết các công nghệ chế tạo công nghệ cao. Công trình này đã đưa nước ta trở thành 1 trong 3 quốc gia ở châu Á thiết kế chi tiết và lắp dựng giàn khoan tự nâng đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Sự kiện này được bình chọn là 1 trong 10 dấu ấn KHCN do Bộ KHCN bình chọn năm 2011.
Trong sự phát triển của thế giới hướng đến xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo đóng một vai trò rất quan trọng. Các trường đại học cần nhận thức Đại học sáng tạo (ĐHST) là một trong các giải pháp quan trọng giúp nhà trường nhanh chóng hội nhập vào nền giáo dục đại học của thế giới và khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong giai đoạn tới.
Trong sự nghiệp đổi mới, khoa học và công nghệ (KH&CN) đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần tạo chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng, và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên, KH&CN chưa thực sự có những đột phá mang tính bước nhảy để khẳng định vai trò tiên quyết của mình đối với sự phát triển của đất nước
Nhân dịp đầu xuân 2012, GS Trần Xuân Hoài - Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện Vật lý Ứng dụng và Thiết bị Khoa học/Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có một vài chia sẻ về triển vọng phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn tới.