Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 06:00 am
Cập nhật : 23/01/2012 , 22:01(GMT +7)
Công nghệ thông tin và đại học sáng tạo
Mô hình đại học sáng tạo
Trong sự phát triển của thế giới hướng đến xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo đóng một vai trò rất quan trọng. Các trường đại học cần nhận thức Đại học sáng tạo (ĐHST) là một trong các giải pháp quan trọng giúp nhà trường nhanh chóng hội nhập vào nền giáo dục đại học của thế giới và khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong giai đoạn tới.

CNTT trong môi trường đại học – chìa khóa của sự sáng tạo

Sự phát triển một cách nhanh chóng, cũng như tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của CNTT&TT lên nhiều ngành nghề khác nhau đã và đang dựa trên một quá trình nghiên cứu, sáng tạo và đổi mới không ngừng của những chuyên gia trong lĩnh vực này. Đó là một chu trình khép kín đòi hỏi sự đầu tư cực kỳ tốn kém, lâu dài và có tính liên tục của các tập đoàn CNTT&TT để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mang tính cạnh tranh cao. Vì vậy, có thể nói nghiên cứu, sáng tạo và đổi mới chính là chìa khóa để xây dựng nên những giá trị cốt lõi mang tính sống còn của các tập đoàn CNTT&TT.

Sự phát triển nhanh chóng của CNTT&TT, sự tiến bộ vượt bậc của KH&CN và xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra nhu cầu và môi trường cho phép mở rộng các hoạt động của trường đại học trên phạm vi toàn cầu. Thế kỷ 21- thế kỷ của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá đã đặt ra các thách thức đòi hỏi trường đại học phải có các thay đổi nhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ mới của việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng làm việc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Trong những năm qua, nhiều trường đại học đã bước đầu xây dựng nền tảng cho ĐHST, một số trường đại học đã triển khai thành công mô hình này như eUK, Anh; CyberUniversity, Hàn Quốc; USQ, Úc; Viện Đại học MIT (Mỹ)… Theo thống kê của Cyber University (Hàn Quốc), khoảng gần 70% các trường đại học hàng đầu của Mỹ đã có kế hoạch phát triển theo hướng ĐHST; ở Hàn Quốc, Singapore có trên 80% các trường đại học định hướng phát triển theo mô hình ĐHST. Có thể nói mô hình này là xu thế phát triển của các trường đại học trên thế giới hiện nay.

Mô hình ĐHST và các bước chuẩn bị xây dựng ĐHST

ĐHST hình thành và phát triển do nhu cầu đổi mới giáo dục đại học để đáp ứng nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức, mở rộng phương thức đào tạo mới.

Các thành phần chủ yếu của mô hình ĐHST bao gồm: Hệ thống học thuật số hóa (eAcademic): Tin học hóa các nguồn tài nguyên học tập như hệ thống bài giảng, giáo trình điện tử, thư viện điện tử, các nguồn thông tin dữ liệu bao gồm các hệ thống quản lý đào tạo; Hệ thống nghiên cứu số hoá (eResearch): Tin học hóa các công trình nghiên cứu KH&CN, các kết quả nghiên cứu - ứng dụng KH&CN; Hệ thống dịch vụ số hóa (eService): Tin học hóa các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong trường học; Hệ thống thương mại số hoá (eBusiness): Tin học hóa các hoạt động thuơng mại trong trường học như dịch vụ về cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, phát triển các dịch vụ chuyển giao công nghệ; Hệ thống thông tin quản lý số hoá (eMIS): Hệ thống xúc tiến việc làm, thông tin tuyển dụng, cấp học bổng.

Để xây dựng ĐHST, trường đại học cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ quản lý và giảng dạy trên nền tảng của ĐHST, bao gồm các cán bộ quản lý am tường về hệ thống kỹ thuật và hệ thống thông tin, các cán bộ kỹ thuật quản lý hệ thống kỹ thuật, đội ngũ cán bộ giảng dạy am tường việc sử dụng CNTT để chuẩn bị bài giảng, giáo trình điện tử…

Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của hạ tầng mạng và phát triển các hệ thống phần mềm: Tăng cường hạ tầng kỹ thuật mạng, mở rộng băng thông, xây dựng các xưởng studio, xưởng sản xuất học liệu điện tử, phát triển các hệ thống phần mềm quản lý CNTT trên nền tảng của mạng Intranet. Phát triển các dịch vụ trên mạng.

Khai thác thế mạnh của việc sử dụng chung tài nguyên thông tin: Xây dựng các nguồn tài nguyên dùng chung như hệ thống giáo trình điện từ, các nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu, các hệ thống phòng thí nghiệm dùng chung. Xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu thống nhất.

Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và công tác dạy và học: CNTT được sử dụng rộng rãi trong công tác quản lý và giảng dạy, tin học hoá toàn bộ các hoạt động quản lý trong nhà trường, tăng cường ứng dụng CNTT trong giáo dục đại học, phát triển giáo dục điện tử cho hệ thống đào tạo trực tuyến qua mạng và đào tạo chính quy.

Có thể nhận thấy rằng, cho dù sắp xếp các trường đại học theo một tiêu chí nào đó, nước Mỹ vẫn luôn chiếm 50% số trường trong nhóm 20 trường dẫn đầu thế giới. Vì sao lại như thế? Câu trả lời đó là bản thân các trường đại học ấy có một sức mạnh (năng lượng) to lớn, năng lượng ấy đem lại thành công cho nền giáo dục Mỹ được tạo nên từ: Triết lý đào tạo, môi trường đào tạo, phương pháp đào tạo, chương trình đào tạo. Đó là công thức thành công của các nền giáo dục tiên tiến trong thế kỷ 20.

Trong thế kỷ 21, các trường đại học tiên tiến đang bổ sung thêm một yếu tố quan trọng để gia tăng sức mạnh của trường, đó là năng lực sáng tạo. Như thế sức mạnh của một trường đại học có thể mô tả qua công thức nổi tiếng của Albert Einstein : E(Univ) = m(Univ) x C2(Univ).

Trong đó: m(Univ) là sức mạnh vật và C(Univ) là năng lực sáng tạo.
Mô hình ĐHST sẽ thúc đẩy năng lực sáng tạo trong các trường đại học để hình thành nên sức mạnh tổng hợp cho trường đại học.

GS.TSKH Hoàng Kiếm (Trường Đại học Công nghệ thông tin,Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh)




Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner