Đây là thông tin được Ông Trần Ánh Dương, Phó Vụ trưởng , Vụ Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đưa ra tại hội thảo “Ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển phương tiện GTVT thân thiện với môi trường” diễn ra sáng 17/2 tại Hà Nội.
Nhằm giới thiệu hệ thống nhà thông minh – Một giải pháp cho cuộc sống hiện đại, đang được quan tâm trên toàn thế giới nhờ những tính năng ưu việt và lợi ích thiết thực của hệ thống. Công ty Biển Bạc kết hợp với các hãng LiLin (Đài Loan), Kocom (Hàn Quốc), HID (Mỹ) tổ chức hội thảo “Giải pháp nhà thông minh – Intelligent Home Solution”.
Lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện được hàng trăm hợp chất trong đó có những hợp chất mới, những hợp chất được đánh giá có hoạt tính chống ung thư, kháng sinh, đây là những nguyên liệu phục vụ cho các nghiên cứu sâu về dược lý nhằm tạo ra các sản phẩm cụ thể điều trị những bệnh hiểm nghèo từ chính các cây, con trên biển.
Được xuất bản lần đầu năm 1977 và tái bản nhiều lần, cuốn sách Ngữ âm tiếng Việt của GS.TS. Đoàn Thiện Thuật được coi là một bức tranh toàn cảnh, toàn diện và hệ thống về tất cả những vấn đề liên quan đến âm tiết tiếng Việt, là “cẩm nang” không thể thiếu đối với sinh viên, nghiên cứu sinh ngành Ngôn ngữ học. Đây cũng là một trong 11 công trình/cụm công trình thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn được tặng Giải thưởng Nhà nước về KH-CN năm 2010.
Từ tháng 8.2010 đến tháng 12.2011, chỉ sau 16 tháng thi công, 4 tổ máy của công trình thủy điện Sơn La đã hòa vào lưới điện quốc gia, sớm hơn kế hoạch dự kiến 2 năm, làm lợi cho đất nước hàng nghìn tỉ đồng.
Với sáng chế máy ép cọc thủy lực thông minh, ông Nguyễn Văn Sáu, sinh năm 1956, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Lợi đã giành giải nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2011.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân cho biết, hiện nay, chúng ta chưa có chính sách hữu hiệu sử dụng và trọng dụng cán bộ KH&CN, đặc biệt là cán bộ trẻ tài năng và tiềm năng, nhà khoa học đầu ngành trong nước và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, vì vậy chưa phát huy được tiềm năng trí tuệ của đội ngũ KH&CN.
Nếu chỉ phát triển kinh tế - xã hội dựa trên những thế mạnh của địa phương như đất, du lịch, tài nguyên thiên nhiên,… thì thực sự rất khó khăn, tài nguyên cũng sẽ dần cạn kiệt. Nhưng nếu chú trọng đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ (KH&CN), Hà Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa và giải quyết được nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, thiếu vốn,...
Ðất "Chín Rồng" luôn ẩn chứa những bất ngờ. Từ thời khẩn hoang đào kênh, lập ấp, từ vùng Ðồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, U Minh, Miệt Thứ... đến giờ khi đã trở thành vựa lúa của cả nước, dẫu có thêm nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, nhưng chỉ vào ra với công lúa, vuông tôm, trái đậu trên đầu, cá bơi dưới nước mà người nông dân xứ này đã nghĩ ra bao điều lạ...
“Sắp tới Đà Nẵng sẽ ưu tiên cấp nhà cho đối tượng làm khoa học về Đà Nẵng công tác tại khu công nghệ cao”, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã khẳng định như trên tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân về chiến lược phát triển KH-CN tại Đà Nẵng mới đây.
Từ một công nhân ngành cơ khí xây dựng, 30 năm qua, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo đã không ngừng nỗ lực học tập, phấn đấu để trở thành một nhà quản lý giỏi, nhà khoa học đi tiên phong trong sáng tạo và đổi mới công nghệ.
Đề án khoa học xã hội cấp Nhà nước “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ” hoàn thành đã góp phần xây dựng cơ sở khoa học và khẳng định cơ sở pháp lý chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ở vùng đất Nam Bộ. Đây cũng là sự kiện duy nhất thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn được bầu chọn tại mười sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2011.