Không giống như hình dung ban đầu của tôi, GS.TSKH.NGƯT Nguyễn Văn Khang vẫn còn phong độ và đặc “chất” khoa học ở cái tuổi thất thập cổ lai hy. Khi tôi ngỏ ý muốn hỏi một vài thành tích nổi bật của ông để viết bài, ông từ chối rồi bảo tôi ngồi nghe ông trải lòng về thế hệ kế cận và làm sao đưa khoa học lại gần với cuộc sống.
Sau hơn hai năm nghiên cứu miệt mài, người nông dân có biệt danh “Nguyên khùng” đã tạo ra chiếc máy xử lý rác thải tự động trước sự thán phục của người dân trong làng.
Hiện nay, chương trình ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong nông nghiệp của Việt Nam còn nhiều hạn chế đặc biệt là sự tham gia của các doanh nghiệp. Để thúc đẩy ứng dụng CNC trong nông nghiệp, cần phải có bước đi phù hợp để thu hút sự tham giam của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Trải qua 4 năm hoạt động, Quỹ KH&CN Quốc gia đã và đang đi đúng hướng, tạo điều kiện cho các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp chất xám vào sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của đất nước.
Với ưu điểm tiết kiệm điện, sử dụng hiệu quả trong chiếu sáng nói chung và chiếu sáng chuyên dụng nói riêng và không gây ô nhiễm môi trường, công nghệ LED là một trong những hướng phát triển quan trọng trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng cho chiếu sáng của nhiều quốc gia.
Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu giống hoa tại Việt Nam, PGS-TS Dương Tấn Nhựt, Phó viện trưởng Viện Sinh học Tây nguyên (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết: “Cuối năm 2010, viện đã chọn 3 loại hạt giống hoa, mỗi loại 100 gr của Việt Nam gồm: phụng tiên (tên khoa học là Impatiens balsamia L,Balsaminaceae), mõm sói (Antirrhinum majus L,Scrophulariaceae), xác pháo (Salvia splendens Ker.-Gawl, Laminaceae) gửi ra Hà Nội để chuyển sang Nhật Bản và tháng 1.2011, được đưa lên vũ trụ, sau đó những hạt giống này được chuyển về trồng nghiên cứu tại viện từ tháng 11.2011”.
Thử nghiệm thành công 2 dạng công trình cấp nước mới, đã được đưa vào sử dụng trong mùa khô năm 2012, đáp ứng nhu cầu về nước cho 154 hộ dân với trên 700 người…
Một nghiên cứu có tên gọi "Dự án khả thi giải trình tự và phân tích bộ gen người Việt Nam" đang được Viện Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam khởi động dưới tài trợ của Bộ KHCN nhằm giúp phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh và tìm kiếm được các gen tốt nhằm cải tạo giống nòi…
Bảo tồn, lưu giữ 1200 chủng giống vi sinh vật công nghiệp thực phẩm bằng các phương pháp đông khô, ni tơ hóa lỏng, cấy truyền và bảo quản trong cát…, đó là một trong những thành công mà Viện Công nghệ thực phẩm đạt được trong nhiều năm qua. PGS.TS Lê Đức Mạnh cho biết tại Lễ kỷ niệm 45 Viện Công nghệ thực phẩm ngày 18/7 tại Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng, để khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách là cả một quá trình gian nan. Và, nếu không bắt buộc doanh nghiệp đầu tư thì không bao giờ đủ tiền để phát triển khoa học công nghệ quốc gia.
Hơn chục năm công tác trên vùng vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), anh Nguyễn Xuân Tình thấu hiểu nỗi vất vả cũng như áp lực tiêu thụ quả vải của nông dân. Sau nhiều tháng trời miệt mài nghiên cứu, anh đã sáng chế thành công chiếc máy sàng phân loại vải.
Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, và một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hải Dương…, cây ổi hiện nay được xếp vào loại cây mang lại hiệu quả khá cao cho người trồng. Cùng với nhiều loại cây ăn trái khác, ổi đã thực sự trở thành nông sản hàng hoá. Diện tích trồng ổi tăng theo từng năm, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Trong thời gian tới, giống ổi không hạt được đẩy mạnh phát triển ở vùng đồng bằng sông Hồng.