Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp; áp dụng giải pháp hợp tác công tư; tổ chức các hội thảo bàn về vấn đề đổi mới công nghệ; xây dựng cơ chế tài chính đổi mới công nghệ phù hợp;… Đó là những kinh nghiệm do các chuyên gia quốc tế chia sẻ về các hoạt động đổi mới công nghệ tại Hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm xây dựng cơ chế chính sách tài chính quốc gia phục vụ các hoạt động đổi mới công nghệ”.
Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hiện hành – đạo luật cơ bản về lĩnh vực KH&CN có nhiều quy định chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Bộ KH&CN – cơ quan chủ trì Dự án Luật KH&CN (sửa đổi) đang tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN phục vụ mục tiêu phát triển đất nước nhanh, bền vững phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế. Phóng viên có cuộc trò chuyện với TS. Nghiêm Vũ Khải, Thứ trưởng Bộ KH&CN (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XII) về vấn đề này.
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạc vào chiều 15/10/2012. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có Nghị quyết “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Dưới đây là toàn văn Thông báo Hội nghị:
Thực tế nước ta hiện có rất nhiều DN KH-CN, nhưng doanh nghiệp (DN) mạnh và có sản phẩm tốt, sản phẩm chiếm được thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế chấp nhận không nhiều... Điều này là hệ quả của việc thiếu tập trung đầu tư chiến lược phát triển DN KH-CN gắn với thực tế kinh tế - xã hội.
Hội nghị T.Ư 6 đang bàn thảo về những vấn đề quan trọng, trong đó có khoa học và giáo dục. Nguyên Trưởng Ban Khoa giáo T.Ư Đặng Hữu trao đổi với PV báo Tiền Phong xung quanh vấn đề này.
Câu chuyện về chính sách đãi ngộ cán bộ KH-CN, tình trạng “chảy máu chất xám”, thiếu hụt đội ngũ nhà khoa học kế cận không mới, tồn tại nhiều năm qua. Tuy nhiên, cùng với vấn đề đổi mới toàn diện và đồng bộ quản lý hoạt động KH-CN hiện nay, câu chuyện đó lại trở thành “then chốt” trong phát triển KH-CN nước nhà trong thời kỳ mới với những mục tiêu mới.
Tại Hội nghị Trung ương 6 lần này, đề án “Phát triển khoa học – công nghệ (KH-CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” được Ban Chấp hành Trung ương khóa XI xem xét với mục đích sẽ ban hành một nghị quyết mới về phát triển KH-CN đất nước trong thời kỳ mới. Theo dự thảo của đề án, mục tiêu cơ bản là đến năm 2020, Việt Nam có một nền KH-CN phát triển nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN; có tiềm lực KH-CN đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đưa KH-CN thực sự trở thành động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh... Những vấn đề này đặt ra cho các nhà quản lý các cấp, nhất là Bộ KH-CN phải tiến hành đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế quản lý, hoạt động KH-CN hiện nay. Vì chỉ có như vậy những mục tiêu cơ bản nói trên mới có thể thực hiện được.
Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) sẽ xem xét và dự kiến sẽ ban hành Nghị quyết về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo và Phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, Bộ KH-CN là cơ quan chịu trách nhiệm trước Quốc hội trước Chính phủ về 2% tổng chi ngân sách hằng năm dành cho KH-CN. Tuy nhiên, bất cập lớn là Bộ KH-CN chỉ chủ động quản lý được một phần trong tổng số ngân sách nói trên.
Cơ chế tài chính và đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN) là một trong những vấn đề trọng tâm đang được cộng đồng khoa học quan tâm. Đây cũng là nội dung chính của phiên họp do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức để Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) giải trình về vấn đề này.
Suốt thời gian dài, cơ chế tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ luôn là nỗi ám ảnh của các nhà khoa học. Trước thực trạng này, UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức phiên họp Cơ chế tài chính và huy động nguồn lực đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ để Bộ Khoa học và Công nghệ (KH - CN), Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH - ĐT) giải trình về vấn đề này.
Dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ - KH&CN (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp tới. Tuy là luật sửa đổi, nhưng dự thảo gần như một luật mới với 80 điều, được chia thành 8 chương (bỏ 17/59 điều, sửa đổi 42/59 điều của luật hiện hành, đồng thời bổ sung 38 điều mới).
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner