Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Năng lượng nguyên tử
Việt Nam và Liên bang Nga hợp tác triển khai Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) hạt nhân (Center of Nuclear Science and Technology - CNST) với lò phản ứng nghiên cứu mới công suất 10 MW cũng như hoạt động hợp tác đào tào nguồn nhân lực.
Nghiên cứu ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) được coi là công nghệ nền phục vụ nhiều ngành, nhiều lĩnh vực góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân, từng bước nâng cao tiềm lực quốc gia.
Tối 17/5/2024, tại Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống đã tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. 18 doanh nghiệp và 68 sản phẩm thuốc xuất sắc nhất nhận được trao tặng danh hiệu. Viện Nghiên cứu hạt nhân (thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ - KH&CN) đã vinh dự được nhận danh hiệu với hai sản phẩm: Dung dịch I-131 và Viên nang cứng I-131.
Trong 40 năm qua, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (LPƯ) đã hoạt động an toàn, đúng kế hoạch gần 70.000 giờ. Lò đã được khai thác và sử dụng có hiệu quả để sản xuất đồng vị phóng xạ, phân tích kích hoạt, nghiên cứu khoa học, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện sứ mệnh cao cả phục vụ công cuộc dựng xây và phát triển đất nước.
Ngày 24/1/2024 tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Ban chỉ đạo (BCĐ) Phòng chống khủng bố (PCKB) Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Thiếu tướng Thùng Văn Nghiểm, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an tham dự và phát biểu tại cuộc họp.
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) tiếp tục nỗ lực và hướng tới thúc đẩy nghiên cứu khoa học gắn liền với ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, nông nghiệp, môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sau 15 năm thi hành, Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT) đã khẳng định vai trò của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực NLNT, an toàn bức xạ và hạt nhân. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nhiều nội dung của Luật NLNT cho thấy không còn phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế nên cần thiết sửa đổi, bổ sung, chính sách, pháp luật về NLNT.
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đề xuất xây dựng định hướng phát triển ngành hạt nhân nguyên tử gồm công nghệ lò phản ứng và ứng dụng tách, chế biến sâu đất hiếm.
Phiên toàn thể Hội nghị Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hạt nhân toàn quốc lần thứ 15 (VINANST-15) diễn ra vào ngày 09/8/2023 tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Các diễn giả khách mời là các nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu đến từ các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các Bệnh viện và các tổ chức uy tín trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (NLNT) của Việt Nam và quốc tế đã trình bày 20 báo cáo tham luận.
Hội nghị Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hạt nhân toàn quốc (VINANST) là một sự kiện khoa học quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) của đất nước trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thúc đẩy khoa học công nghệ, ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình.
Năm 2022 toàn thể cán bộ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) đã nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra. Các kết quả đạt được của các đơn vị trực thuộc trong công tác nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, đồng vị phóng xạ và công nghệ bức xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đã tăng lên so với những năm trước.
Các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) giữa Việt Nam - Liên bang Nga trải rộng từ năng lượng nguyên tử, công nghệ sinh học, vật liệu mới, điện tử, tự động hóa đến khoa học xã hội và nhân văn, trong nhiều năm qua đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner