Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Năng lượng nguyên tử
Tạo ra một chu trình trọn vẹn nghiên cứu, sản xuất dược chất phóng xạ, đồng vị phóng xạ và đảm bảo các dược chất phóng xạ ấy được đưa vào và tạo ra phân bố liều một cách vừa đủ trong cơ thể người bệnh là một việc rất nhiều khó khăn, nhất là khi còn hạn chế về nguồn lực, nhưng VINATOM đã chấp nhận thách thức chỉ để mong góp phần cứu chữa những người mắc ung thư gan ở Việt Nam bằng vi cầu phóng xạ Y-90.
Ngày 16/11, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Thứ trưởng Ngoại giao nước này Wendy Sherman và người đồng cấp Hàn Quốc Choi Jong-kun đã tái khẳng định nỗ lực chung của hai nước nhằm phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên. Hai bên cũng tuyên bố mối quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn đóng góp vào hòa bình ở khu vực vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Một dự án nghiên cứu mới của Trường Đại học Linkoping (Thụy Điển) đã chứng minh việc sử dụng rễ cây làm thiết bị lưu trữ năng lượng là phương án khả thi.
Một thị trấn ở Siberia đang thử nghiệm hệ thống sưởi trực tiếp bằng năng lượng hạt nhân từ nhà máy mini đặt trên sà lan.
Giá khí đốt tăng vọt, thiếu hụt năng lượng trên toàn thế giới, lo ngại về an ninh năng lượng... đã đưa năng lượng hạt nhân trở lại sau một 1 kỷ thất sủng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị xem xét cho phép Ninh Thuận được áp dụng tỷ lệ vay lại 10%, đối với các dự án đầu tư mới sử dụng vốn ODA quan trọng, cấp bách.
IAEA cho biết sẽ tổ chức hội nghị quốc tế thảo luận về an toàn hạt nhân trên toàn cầu và những tiến bộ đạt được trong hơn 10 năm kể từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vào tuần tới.
Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng” (mã số KC.05/16-20) là một trong 7 chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2016-2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và quản lý. Sau 5 năm thực hiện, chương trình đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Thông tin từ Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết, trong buổi đến thăm và làm việc với Viện ngày 22/10/2021, Ngài Gennady Stepanovich Bezdetko – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền cùng các cán bộ Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam, đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân (CNST) và cho biết “nếu lãnh đạo Việt Nam quyết định quay trở lại chương trình hạt nhân quốc gia thì Dự án CNST sẽ là điểm khởi đầu trong quá trình phát triển của chương trình này”.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu phát triển thiết bị và khai thác dòng nơtron nhiệt trên kênh ngang số 1 Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt” với mục tiêu chung nhằm phát triển phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học với thiết bị hạt nhân, thiết bị bức xạ hiện đại; nâng cao năng lực nghiên cứu tự chế tạo, bảo dưỡng thiết bị điện tử hạt nhân; tham gia đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học hạt nhân.
Nga kêu gọi các nước thể hiện thiện chí chính trị nhằm bảo đảm các điều kiện cần thiết để Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) có hiệu lực trong những năm tới.
Việt Nam sẽ cùng 34 quốc gia thành viên Hội đồng Thống đốc thảo luận, xem xét và khuyến nghị Đại hội đồng IAEA về chương trình hoạt động và vấn đề tài chính của IAEA...
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner