Xây dựng được mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến từ khâu nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê chè chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho ngành sản xuất cà phê tại tỉnh Sơn La.
Ngày 26/11/2018 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế; Đại học Huế tổ chức Hội thảo Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) tại địa phương và kiến nghị chính sách từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần.
Trong khuôn khổ sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia - Techfest Viet Nam 2018 tại Đà Nẵng vào cuối tháng 11 năm 2018, ngày 26/11 tại Quảng Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Hội thảo xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo địa phương và kiến nghị chính sách từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo“ và tổ chức giao lưu đoàn “Hành trình chuyến xe khởi nghiệp” các tỉnh phía Nam.
Với chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành hệ thống văn bản khá đầy đủ, đồng bộ, toàn diện về cơ chế, chính sách cho việc thực hiện các hoạt động KH&CN, nhất là cho các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Sáng 24/11, tại Phú Yên, Hội LHTN Việt Nam, Bộ KH&CN, Câu lạc bộ Đầu tư khởi nghiệp - Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức tọa đàm “Xây dựng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch, phát huy thế mạnh của Phú Yên”. Chương trình nằm trong chuỗi Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi”.
Nhiều năm qua, nhờ ứng dụng KH&CN vào sản xuất, tỉnh Hưng Yên đã có những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều giống cây, con từ những kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hưng Yên là một tỉnh sản xuất chủ yếu là nông nghiệp nên nhu cầu ứng dụng KH&CN vào lĩnh vực này còn rất lớn.
Các chuyên gia, doanh nghiệp giầu kinh nghiệm đều nhận định, để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, quan trọng nhất phải xác định được thị trường tiêu thụ để định hướng và phát triển tốt hơn.
Theo nhận định của các chuyên gia, kinh tế số hóa của Việt Nam hiện mới chỉ tập trung vào khía cạnh liên lạc, giải trí và thông tin, trong khi nhiều lĩnh vực khác như thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức. Với một quốc gia có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán rất tiềm năng và sẽ bùng nổ trong thời gian tới.
Việc ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ (KH&CN) đã góp phần mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và cải thiện đời sống ở nhiều vùng nông thôn miền núi và dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả, cần lựa chọn công nghệ, đối tượng, địa bàn và phương thức chuyển giao phù hợp.
Ngày 15/11/2018, tại Phú Thọ, Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi đã tổ chức Khóa đào tạo “Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai các dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2016 – 2025”.
Đó là chủ đề buổi giao lưu trực tuyến do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN, Bộ KH&CN phối hợp với Báo Khoa học và Đời sống tổ chức vào ngày mai 14/11/2018.
Với chiếc tem điện tử, người tiêu dùng chỉ cần dùng điện thoại thông minh có thể kiểm tra được xuất xứ sản phẩm như: cơ sở sản xuất, lịch sử canh tác, thu hoạch, sơ chế đóng gói, quá trình vận chuyển, hạn sử dụng...