Từ thực tiễn trong thời gian qua cho thấy, hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng vai trò tích cực, giúp nâng cao nhận thức của chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong tạo lập, bảo vệ và khai thác tài sản trí tuệ, tăng sức cạnh tranh và giá trị sản phẩm. Không chú trọng SHTT sẽ không có sản phẩm công nghệ cao, mang thương hiệu.
Việt Nam không còn thuần túy là nước “sử dụng tài sản trí tuệ” mà đang chuyển mạnh sang là nước tạo ra loại tài sản này để phục vụ cho mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ lần này là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Năm 2021, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã xử lý được 73.441 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) - tăng 5,4% so với năm 2020, trong đó kết quả xử lý đơn nhãn hiệu quốc gia tăng 8,2%.
Một điều rõ ràng là ở bất kỳ quốc gia nào, trường đại học, viện nghiên cứu luôn là nơi đầu nguồn sáng tạo ra tri thức và công nghệ mới. Thực tế chứng minh nhiều trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn thu từ việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của mình.
Ngày 31/12, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT đã ký kết kế hoạch phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2022-2025.
Nằm bên bờ sông Hồng, người làng Phụng Công đã có truyền thống chơi hoa từ lâu. Các loại hoa và cây cảnh của Phụng Công rất đa dạng, vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021 - 2030 đã đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm cho đầu tư hỗ trợ, cho thấy vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong định hướng hoạt động sở hữu trí tuệ của Chính phủ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nguyễn Trung Thảo đã ký ban hành Kế hoạch số 3083/KH-UBND triển khai Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, với quan điểm phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ, phát huy được lợi thế của địa phương, đồng thời gắn kết tăng cường quảng bá hình ảnh, con người Cao Bằng.
Nền tảng IPPlatform được nhóm nghiên cứu trong nước phát triển giúp doanh nghiệp quản lý, tra cứu thông tin về sáng chế, minh bạch trong quản lý tài sản trí tuệ.
Việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ sẽ góp phần tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, cũng như chưa đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả đối với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ.
Triển khai Chương trình phối hợp hành động phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn III năm 2021 (Chương trình 168), sáng ngày 10/12/2021, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ - Cơ quan thường trực của Chương trình phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức Hội thảo Phối hợp thực thi chống lại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.