Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Sở hữu trí tuệ Thứ năm, 21/11/2024 , 08:34 pm
Cập nhật : 27/12/2021 , 14:12(GMT +7)
Cao Bằng triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030
Nông dân xã Hoa Thám (Nguyên Bình) giới thiệu sản phẩm quýt địa phương tại Khu di tích Quốc gia đặc
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nguyễn Trung Thảo đã ký ban hành Kế hoạch số 3083/KH-UBND triển khai Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, với quan điểm phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ, phát huy được lợi thế của địa phương, đồng thời gắn kết tăng cường quảng bá hình ảnh, con người Cao Bằng.
Cụ thể, Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 là từng bước nâng cao nhận thức, chủ động, sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, đẩy mạnh công tác thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; đặc biệt phát huy được lợi thế của địa phương.
 
Đồng thời, gắn kết tăng cường quảng bá hình ảnh, con người Cao Bằng, góp phần bảo vệ, phát huy quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế, góp phần cải thiện vượt bậc các chỉ số về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII).
 
Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về sở hữu trí tuệ, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về sở hữu trí tuệ của các chủ thể nhằm góp phần hướng tới hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ, đưa sở hữu trí tuệ thực sự trở thành động lực tăng trưởng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng.
 
Tỉnh Cao Bằng đề ra mục tiêu cho giai đoạn 2021- 2025 là đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ cho trên 1.000 lượt người, tập trung cho đối tượng chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cá nhân hoạt động sáng tạo). Khuyến khích, thúc đẩy, hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục đăng ký kịp thời, minh bạch cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nước và nước ngoài. Trong đó, tập trung hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận để phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương; hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài đối với sản phẩm chủ lực, có khả năng xuất khẩu.
 
Chỉ tiêu của Cao Bằng là gia tăng thêm số lượng đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân của tỉnh trong cả giai đoạn 2021-2025: 5 đơn đăng ký sáng chế giải pháp hữu ích, 20 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, 90 đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường.
 
Hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với các đặc sản địa phương và sản phẩm chủ lực của tỉnh: 1 chỉ dẫn địa lý, 2 nhãn hiệu chứng nhận, 3 nhãn hiệu tập thể và 1 nhãn hiệu đăng ký bảo hộ ra nước ngoài, hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với 1 giống cây trồng.
 
Số lượng tài sản trí tuệ được khai thác, phát triển và thương mại hóa: 1 Sáng chế giải pháp hữu ích; 20 kiểu dáng công nghiệp; 1 chỉ dẫn địa lý và 5 nhãn hiệu sản phẩm mang địa danh của tỉnh. Hỗ trợ xây dựng 1 mô hình quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức khoa học và công nghệ, hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm sử dụng hiệu quả công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
 
Giai đoạn 2026 2030, Cao Bằng sẽ đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ cho trên 1.300 lượt người, tập trung cho đối tượng chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cá nhân hoạt động sáng tạo). Khuyến khích, thúc đẩy, hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục đăng ký kịp thời, minh bạch cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nước và nước ngoài. Trong đó, tập trung hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận để phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương, hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài đối với sản phẩm chủ lực, có khả năng xuất khẩu.
 
Chỉ tiêu cụ thể gia tăng thêm số lượng đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân của tỉnh trong cả giai đoạn 2026 -2030: 10 đơn đăng ký sáng chế giải pháp hữu ích, 30 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, 200 đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường.
 
Hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với các đặc sản địa phương và sản phẩm chủ lực của tỉnh 1 chỉ dẫn địa lý; 3 nhãn hiệu chứng nhận, 3 nhãn hiệu tập thể và 2 nhãn hiệu đăng ký bảo hộ ra nước ngoài, hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với 1 giống cây trồng. Số lượng tài sản trí tuệ được khai thác, phát triển nâng cao giá trị và thương mại hóa hiệu quả: 5 sáng chế giải pháp hữu ích, 30 kiểu dáng công nghiệp; 1 chỉ dẫn địa lý và 05 nhãn hiệu sản phẩm mang địa danh của tỉnh, 2 giống cây trồng.
 
Hỗ trợ xây dựng 2 - 3 mô hình quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức khoa học và công nghệ, hợp tác xã, tổ hợp tác... nhằm sử dụng hiệu quả công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ quản lý và phát triển tài sản trí tuệ sau khi được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho khoảng 80% sản phẩm được công nhận sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu./.
 
Nguồn://thoibaotaichinhvietnam.vn/
 

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner