Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình Hành động về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Chương trình Hành động 168) giai đoạn 1 (2006 - 2010) do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức ngày 12-6, tại Hà Nội.
Không được đào tạo bài bản, nhưng gần 30 năm qua, người nông dân Đinh Công Viên ở Hà Nam đã không ngừng mày mò và sáng chế ra các loại máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Cuối năm 2011, Công ty TNHH Cửa cuốn Úc Vinh Quang (Quận Kiến An, TP Hải Phòng) đã bị bắt quả tang hàng loạt sản phẩm cửa cuốn đã xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Tân Trường Sơn (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã được cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Các nhà khoa học, sáng tạo có giải pháp tiên tiến, giúp ích cho cuộc sống đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO vinh danh trong Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật lần thứ 11 (2010-2011).
Ngày 5/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển thị trường tài sản trí tuệ kỳ 2 với chủ đề: Kết nối mạng lưới thương mại hóa sáng chế.
Đối với mỗi doanh nghiệp, gây dựng được một thương hiệu trên thị trường đã khó, giữ được thương hiệu đó còn khó hơn gấp nhiều lần khi tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) không phải là hiếm. Nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp để mất thương hiệu là đồng nghĩa với việc mất thị trường…
Lâu nay, việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ trong các trường đại học, cao đẳng hầu như bỏ ngỏ. Sinh viên vi phạm bản quyền vẫn không biết đó là vi phạm hoặc xem chuyện vi phạm là bình thường, hiển nhiên đến độ thành thói quen. Và không chỉ là sinh viên, mà giảng viên cũng “vô tư” vi phạm; không ít bài giảng của giảng viên lấy ví dụ từ sách, báo, các trang mạng nhưng không ghi rõ nguồn. Tình trạng sao chép không trích dẫn tạo thành thói quen từ bài giảng, từ tiểu luận đến khóa luận rồi luận văn, luận án cũng không ghi nguồn. Cũng vì thế mà những đề tài nghiên cứu khoa học cứ giông giống nhau...
Cho đến nay, nước ta đã có đến cả gần 1.000 sản phẩm nông sản nổi tiếng, từ rau, củ, quả đến hoa, nước mắm, gạo... nhưng chỉ có 136 thương hiệu đăng ký được quyền bảo hộ cho nhãn hiệu của mình.
Hôm nay 26.4, nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2012, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Cục Bản quyền tác giả (Bộ VH-TT-DL) chính thức công bố 10 kỷ lục Việt Nam trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Gần bốn năm nay, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) TP.HCM đã liên tục mở các khóa đào tạo về quản trị viên tài sản trí tuệ. Học viên của lớp học có các vị tiến sĩ đang làm việc trong trường đại học, viện nghiên cứu; luật sư; doanh nhân; công chức; nhà báo… và không thiếu những nhà sáng chế.