Việc có dữ liệu lớn, đầy đủ và chính xác sẽ giúp các quốc gia hiểu rõ hơn các điểm mạnh và điểm yếu của mình, cũng như tạo điều kiện tốt hơn để các nhà hoạch định chính sách xây dựng kế hoạch và điều chỉnh chính sách một cách phù hợp.
Thông điệp “Đổi mới sáng tạo vì một tương lai xanh” của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới “IP Day” 2020 sẽ lan tỏa khắp cả nước để cùng phát huy trí tuệ, chung sức vượt qua khó khăn thử thách hướng tới một xã hội phát triển bền vững.
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2020 đặt đổi mới sáng tạo – và các quyền SHTT hỗ trợ đổi mới sáng tạo – là trung tâm của những nỗ lực tạo ra một tương lai xanh
Bản ghi nhớ hợp tác về sở hữu trí tuệ giữa hai đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) là Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) và Thanh tra Bộ nhằm tăng cường phối hợp thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về SHTT được lãnh đạo Bộ giao, góp phần nâng cao hiệu quả của cơ chế thực thi quyền SHTT.
Tại buổi tổng kết năm 2019, phương hướng nhiệm vụ 2020, Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, Cục đang xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021 – 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bên cạnh việc đóng góp cho tri thức của nhân loại, có một "điểm yếu" của viện nghiên cứu, trường đại học Việt Nam là gần như chưa cụ thể hóa các kết quả, chưa biến các kết quả thành tài sản thông qua thương mại hóa các đề tài nghiên cứu.
Thực tế cho thấy, hoạt động xây dựng thương hiệu cộng đồng được các địa phương tập trung chỉ đạo và có nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản, gắn liền với lợi thế về điều kiện địa lý. Điển hình như: Hải Phòng đã bảo hộ được 60 sản phẩm , Hà Nội bảo hộ 84 sản phẩm, Tiền Giang với 45 sản phẩm...
Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) xác lập Chỉ dẫn địa lý năm 2017, cam Vinh đã được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Nghệ An với mục tiêu không chỉ phát triển thành sản phẩm hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn được gìn giữ, phát huy giá trị như một sản phẩm văn hóa của tỉnh.
Xoài Cao Lãnh từ lâu đã là một thương hiệu quen thuộc, uy tín đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước, được minh chứng cụ thể qua câu ca dao “Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh”.
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 (Chương trình 68 giai đoạn 3) đã hỗ trợ bảo hộ, khai thác sáng chế, đã thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng nguồn tri thức, tài sản trí tuệ (TSTT) cho xã hội, đồng thời, đã minh chứng cho xu hướng của các nhà khoa học, nhà sáng chế Việt Nam hiện nay là hoạt động nghiên cứu đã dần tiếp cận, giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, có tính ứng dụng cao.
Trong bối cảnh hội nhập, khi có rất nhiều sản phẩm từ nước ngoài thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam, thì việc bảo vệ danh tiếng, uy tín để từ đó tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế cho các sản phẩm địa phương sẽ là cực kỳ quan trọng.
Từ nhiều năm nay, đặc sản mỳ Chũ luôn là niềm tự hào của mỗi người dân vùng Lục Ngạn. Món ăn làm từ gạo bình dị và dân dã này cũng ngày càng phổ biến trong bếp ăn gia đình người Việt. Không chỉ người tiêu dùng các tỉnh thành trong nước ưa chuộng, mỳ Chũ còn đang chinh phục cả những thị trường nước ngoài như Trung Quốc hay các nước Tây Âu.