Thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cùng các bộ, ngành sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai Chương trình Phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực hóa học, khoa học sự sống, khoa học trái đất và khoa học biển giai đoạn 2017-2025 (Chương trình 562) trong xây dựng đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao; phát triển các nhóm nghiên cứu trẻ, nghiên cứu mạnh (NCM); phát triển được một số hướng nghiên cứu cơ bản trọng điểm có định hướng ứng dụng; tăng số công trình khoa học được công bố trên các tạp chí uy tín quốc tế; nâng cấp các tạp chí khoa học chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế...
Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa đã triển khai nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen dược liệu Na rừng (Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Smith) tại các tỉnh Bắc Trung Bộ” mã số NVQG-2019/ĐT.16 nhằm bảo tồn và khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn gen Na rừng có giá trị kinh tế theo hướng bền vững.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đặc biệt quan tâm, chú trọng đến phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề cập toàn diện, sâu sắc vai trò của KH,CN&ĐMST thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu phát triển đất nước của Đảng. KH,CN&ĐMST là công cụ then chốt trong phát triển bền vững; đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các thách thức trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển và hội nhập của đất nước vào tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và mở rộng hợp tác về khoa học và công nghệ (KH&CN) với các nước phát triển được xác định là một trong những giải pháp quan trọng giúp Việt Nam nhanh chóng nâng cao tiềm lực và trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) trong nước.
Tại Hội thảo xây dựng và hoàn thiện khung Chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng về 0 tại Việt Nam” (Chương trình KC Net Zero) diễn ra ngày 18/7/2024, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái nhấn mạnh, phát thải ròng bằng 0 gắn liền với phát triển đất nước bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Do đó, để đạt được mục tiêu cần sự tham gia của các Bộ, ngành.
Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chuyển đổi số ngày 19/7/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số khẳng định, trong bối cảnh hiện nay, lực lượng sản xuất chất lượng cao chính là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) để mỗi quốc gia “bắt kịp, tiến cùng, vượt lên”.
Với vai trò là cơ quan tham mưu cho Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ (KH&CN), Bộ KH&CN đã tích cực, chủ động trong việc tham mưu và tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch cụ thể để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết đã đề ra.
Khối thi đua Báo chí - Trung tâm - Nhà xuất bản đã kịp thời, cung cấp thông tin về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân; những đóng góp, thành tựu của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) với phát triển kinh tế - xã hội; tuyên truyền những nhân tố mới, mô hình, cách làm hay và tấm gương trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST thông qua các tác phẩm, ấn phẩm sách, báo chí.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, để hoạt động truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) ngày càng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, Bộ KH&CN sẽ phối hợp chặt chẽ với các viện, trường đào tạo báo chí, truyền thông tổ chức các khóa tập huấn; tăng cường gắn kết, chia sẻ thông tin về các định hướng cơ chế chính sách, thành tựu, vấn đề thực tiễn đặt ra của ngành… để kịp thời đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông KH,CN&ĐMST.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội kết hợp với trực tuyến tới 15.644 điểm cầu ở Trung ương và địa phương trên toàn quốc.
Để đảm bảo trí tuệ nhân tạo (AI) không bị lạm dụng vào mục đích xấu, không đe dọa quyền riêng tư và an toàn của con người, cần có một hệ thống thể chế, chính sách, nguyên tắc điều chỉnh với sự kết hợp chặt chẽ giữa các quy định pháp luật “cứng” mang tính ràng buộc với các quy tắc "mềm" như đạo đức, hướng dẫn, khuyến nghị.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật trong triển khai các chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia; triển khai Dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam; hàng giả, hàng nhái trên nền tảng thương mại điện tử; tiến độ xử lý đơn, sáng chế của chủ thể người Việt; sửa đổi Luật KH&CN; ngân sách cho nghiên cứu KH&CN ở địa phương; thị trường KH&CN; cơ chế hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia... Đó là những vấn đề được báo chí quan tâm đưa ra tại Họp báo thường kỳ Quý II/2024 do Bộ KH&CN tổ chức vào chiều ngày 04/7/2024.