Xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ là hoạt động quan trọng hỗ trợ xây dựng chiến lược, chính sách phát triển khoa học công nghệ cũng như chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, cần lựa chọn cách tiếp cận phù hợp trong điều kiện Việt Nam.
Viện Tự động hóa Kỹ thuật quân sự (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng) đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công một số khối chính trong hệ thống điều khiển hỏa lực cho xe tăng T54B, tích hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh, thử nghiệm đạt kết quả tốt.
Ngày 20/7 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Hội Kỹ thuật chính xác Nhật Bản tổ chức hội thảo quốc tế về lĩnh vực vi cơ điện tử và công nghệ Internet of thing (IoT - khái niệm chỉ mạng lưới kết nối) ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ngày 19.7, tại Nha Trang (Khánh Hòa), Hội đồng Khoa học Quân chủng Hải quân đã đánh giá cơ sở nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ Quốc phòng “Hoàn thiện thiết kế và chế thử công nghệ thủy lôi chống ngầm”.
Quân chủng Hải quân nghiệm thu đề tài khoa học ‘sản phẩm thủy lôi chống ngầm’ - ảnh 1
Tại buổi làm việc với tỉnh Nam Định ngày 17/7 về kết quả hoạt động KH&CN giai đoạn 2011-2015; giải pháp phát triển KH&CN giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho rằng, tỉnh Nam Định nên lựa chọn nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào các sản phẩm chủ lực, có hàm lượng giá trị gia tăng cao, có tiềm năng xuất khẩu lớn, năng suất, chất lượng cao để sản phẩm nhanh chóng có được thương hiệu, thị trường và giá trị thương mại cao.
Ngày 9/7, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC, trực thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh công bố thiết kế thành công lõi IP nén ảnh JPEG2000 sau hai năm nghiên cứu, phân tích, thiết kế và và thử nghiệm trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp nhà nước do ICDREC làm chủ nhiệm.
Bắt đầu từ tháng 7/2015, kênh truyền hình VTV2 lên sóng chương trình truyền hình “Sáng kiến – Giải pháp” nhằm tôn vinh những sáng kiến, giải pháp, ý tưởng kĩ thuật mới của người Việt.
Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC), Đại học quốc gia TP.HCM vừa cho biết đã nghiên cứu chế tạo thành công linh kiện QCM làm cảm biến sinh học.
Năm 2018, dự án được hoàn thành và đi vào hoạt động, Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc sẽ có diện mạo mới, điều kiện mới để phát triển vượt bậc so với trước đây, phát triển theo đúng nghĩa là một khu đô thị thông minh chuyên về nghiên cứu, ứng dụng, sáng tạo, chuyển giao khoa học và công nghệ (KH&CN).
Theo số liệu thống kê, hàng năm có tới trên dưới 200 nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) về nước tham gia giảng dạy, triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu chung cũng như thực hiện chuyển giao công nghệ, hợp tác đầu tư phát triển doanh nghiệp. Đây là nguồn chất xám rất đáng kể và quý báu của đất nước nếu được thu hút, phát huy thích đáng phục vụ phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo nói riêng và phát triển KT-XH của đất nước nói chung. Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút nguồn chất xám đó đang là bài toán đặt ra cho các nhà quản lý như môi trường làm việc, điều kiện đãi ngộ…
Xung quanh vấn đề này, Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Việt Thanh – Thứ trưởng Bộ KH&CN về các giải pháp để thu hút được lực lượng trí thức người Việt Nam ở nước ngoài.
Ngày 26/6, tại Hà Nội sẽ diễn ra Lễ Khởi công dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc (Bộ Khoa học và Công nghệ - KH&CN). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự buổi lễ và phát lệnh khởi công dự án.
Sau 15 năm triển khai Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi” (Chương trình Nông thôn miền núi) đã có 845 dự án được triển khai thực hiện trên cả nước, với tổng kinh phí hơn 2.745 tỷ đồng. Các dự án thành công đã góp phần không nhỏ vào mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản của các địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho cộng đồng dân cư ở nông thôn, miền núi.