Dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Dương, nhóm nghiên cứu của trường đại học Duy Tân vừa chế tạo thành công mẫu robot dùng để tự động dò tìm khuyết tật mối hàn, mở ra một hướng đi mới ứng dụng tích hợp tự động điều khiển, lập trình, cơ khí chế tạo trong công nghiệp.
Ngày 21/9, tại Hà Nội, Trung tâm Đào tạo (VITEC) - Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (BQL Khu CNC) Hòa Lạc và Cục Phát triển công nghệ thông tin Nhật Bản (IPA) đã tổ chức Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin Nhật Bản”.
Sáng 20/9, tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted) phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV) tổ chức tọa đàm “Công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Những giải pháp tổng thể”.
Không chỉ chế tạo ra chiếc máy cấy không cần đến động cơ, lão nông Lê Văn Dung (Ninh Bình) còn có tài “biến” sắt vụn thành những chiếc máy hữu ích có “1 không 2” phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Từ thực tế đời sống với ý tưởng tận dụng nhiệt năng dư thừa trong quá trình đun nấu hàng ngày, vừa tiết kiệm lại an toàn khi sử dụng, hai chàng trai 8X Nguyễn Tiến Hồng và Tưởng Văn Huấn (Bắc Kạn) đã dày công nghiên cứu, thử nghiệm để sáng tạo ra giải pháp “Tận dụng nhiệt của bếp lò để làm nóng nước dùng cho hộ gia đình”. Giải pháp này vừa được tôn vinh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2016.
Tập thể cán bộ, kỹ sư của Vietsovpetro đã mày mò, nghiên cứu, sáng tạo và phát triển ra tổ hợp các giải pháp công nghệ mới, hoàn toàn khác với công nghệ truyền thống của thế giới để áp dụng cho điều kiện khai thác dầu ngoài khơi của Vietsovpetro. Đến thời điểm hiện nay đã 30 năm thực hiện khai thác dầu ngoài khơi, Vietsovpetro vẫn luôn bảo đảm dòng dầu chảy liên tục cho đất nước. Thành quả đó, có một phần không nhỏ của công tác nghiên cứu khoa học.
Việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) đã góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa của Dự án “Chế tạo giàn khoan Tam Đảo 05” lên 39% so với dự án Tam Đảo 03 là 34,7%, giảm thời gian làm việc của các chuyên gia nước ngoài từ khoảng 43.000 giờ (Tam Đảo 03) xuống 11.000 giờ (Tam Đảo 05),…
Ngày 31/8, tại Hà Nội đã diễn ra phiên họp Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống sấy sử dụng kết hợp bơm nhiệt và công nghệ vi sóng để sấy một số loại nông sản, thực phẩm và dược liệu”, Mã số KC.05.23/11-15 do TS. Vũ Huy Khuê, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội làm chủ nhiệm.
Bằng phương pháp nghiên cứu lưu biến của dầu, phương pháp xử lý nhiệt và hóa phẩm, áp dụng và phát triển công nghệ phù hợp để vận chuyển dầu thô có tính chất lưu biến phức tạp bằng đường ống ở điều kiện ngoài khơi thêm lục địa Việt Nam, tập thể cán bộ Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro đã thành công trong việc nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù.
Cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác”, do GS.TS Mai Trọng Khoa, Phó giám đốc Bệnh Viên Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu và các cộng sự thực hiện được đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2015, đã khẳng định việc chẩn, trị ung thư ở Việt Nam không thua thế giới.
Công trình “Khái luận văn tự học chữ Nôm” của GS.TSKH. Nguyễn Quang Hồng là công trình đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu chữ Nôm từ góc độ của lĩnh vực văn tự học, một lĩnh vực nghiên cứu đi song song với ngôn ngữ học và cùng với ngôn ngữ học làm thành hai nội dung nòng cốt cho khoa học ngữ văn.
Công trình này vừa được Hội đồng cấp Nhà nước đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (KH&CN) đợt V.