Xuất phát từ tình trạng học sinh khó tiếp thu môn lịch sử, hay nhầm lẫn về sự kiện, con số… một nhóm học sinh tại Đà Nẵng đã thiết kế ra phần mềm sử Việt để giúp các bạn học lịch sử tốt hơn. Phần mềm vừa đoạt giải Ba - Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2016.
Sau nhiều năm nghiên cứu, bác sĩ vật lí trị liệu Lê Phạm Bá Khánh ở Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Phú Yên đã tự chế tạo máy kéo giãn cột sống phù hợp với người Việt Nam. Đồng thời đáp ứng được các yêu cầu như điều trị dễ dàng, an toàn, giá thành thấp, dễ sửa chữa và thay thế linh kiện khi cần thiết.
Thấy bố mẹ và các hộ nông dân ở địa phương phải sử dụng nguồn phân bón đắt tiền, em Trần Hoàng Quân (sinh năm 1999) đã sáng tạo ra loại phân bón tự chế đơn giản, thân thiện môi trường và tiết kiệm chi phí từ cây dã quỳ.
Ngày 15/10/2016, Trường Đại học Bách khoa (ĐHBK) Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập (6/3/1956 – 6/3/2016) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai. Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự và phát biểu ý kiến.
Kể từ khi thành lập (tháng 10/1956), Trường ĐHBK Hà Nội luôn xác định nghiên cứu khoa học (NCKH) là nền tảng, động lực của mọi hoạt động. Với triết lý “mỗi giảng viên phải là nhà khoa học”, sự phát triển trong NCKH và chuyển giao công nghệ sẽ là động lực và phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm cho cộng đồng và phục vụ xã hội. Nhân dịp 60 năm thành lập Trường, các thế hệ cựu cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên và đối tác của Trường chia sẻ những kỳ vọng của họ về ĐHBK Hà Nội trong tương lai.
Khi nói về thực trang công bố quốc tế trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn của Việt Nam hiện nay, PGS.TS. Nguyễn Văn Chính, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng, nghiên cứu của Việt Nam vẫn là một tiếng nói “lạ” đối với thế giới. Rào cản chính trong công bố quốc tế của lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn chính là nhận thức.
Nhà sinh học Nhật Bản Yoshinori Ohsumi hôm qua đạt giải Nobel Y học năm 2016 nhờ công trình khám phá quá trình tế bào tự ăn rồi tự tái tạo các thành phần của chúng. Nếu bị gián đoạn, cơ chế này có thể gây ra một số chứng bệnh như tiểu đường, liệt rung (Parkinson)…
Các văn bản quy định chiến lược và chính sách phát triển năng lượng tái tạo cũng được Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, vẫn chưa có một chính sách cụ thể cho phát triển năng lượng mặt trời, đặc biệt là phát triển điện mặt trời nối lưới.
“Lần đầu thử nghiệm, khói bốc ra từ nhà mình, bà con cứ hô hoán lên. Vậy là người nhà mình phải chạy ra giải thích là đang nghiên cứu khoa học. Để không làm ảnh hưởng người khác, mình phải mang sản phẩm đi thử nghiệm tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nơi mình từng học”, kỹ sư điện tử Nguyễn Văn Bổn (Q. Thủ Đức, TP.HCM) kể lại kỷ niệm trong quá trình làm thiết bị lọc khói cho các nhà máy, phương tiện giao thông của mình.
"Một cỗ xe muốn chạy nhanh phải có động cơ mạnh, nhưng cũng phải có phanh ăn. Một cỗ xe có động cơ yếu lại đi chệch hướng, không có chế tài để xử phạt và ngăn chặn những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, thì nỗ lực khuyến khích KH&CN chỉ có tác dụng hạn chế“.
Ngày 22/9, tại Hà Nội, Vụ Công nghệ cao (Bộ KH&CN), Cục Khoa học quân sự (Bộ Quốc phòng) cùng các cơ quan liên quan của hai Bộ tiến hành khảo sát một số đơn vị trong Bộ Quốc phòng về thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa hai Bộ đến năm 2020 tại Học viện Kỹ thuật quân sự và Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự (Tổng cục Kỹ thuật).