Sau khi xuất khẩu sang Lào, công nghệ sản xuất dầu sinh học từ hạt trẩu của một nhà khoa học Việt Nam được công ty Makkao Lào ứng dụng thành công, đạt hiệu quả cao.
Công bố các tính năng của chip SG8V1, lấy ý tưởng ứng dụng chip vi điều khiển SG8V1 trong những sản phẩm điện tử cụ thể, các nhà tổ chức mong muốn hoàn thiện để thương mại hóa sản phẩm cho nhiều đối tượng sử dụng và cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.
Nằm trong Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM, vừa qua, Trung tâm Thiết kế vi mạch (ICDREC) - Đại học Quốc gia TP.HCM đã công bố hoàn thành sản phẩm chíp SG8V1. Đây là sản phẩm nằm trong dự án “Thiết kế và sản xuất thử nghiệm chip vi xử lý 8 bit RISC thương mại SG8V1” do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đầu tư.
Ngày 17/1, tin từ trường ĐH Nông lâm Huế (ĐH Huế) cho biết các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Nông học của trường vừa nghiên cứu - sản xuất thành công chế phẩm vi khuẩn nốt sần giúp tăng năng suất cho lạc.
Nhằm tận dụng nguồn phụ phẩm sau thu hoạch trong nông nghiệp như rơm rạ, từ năm 2007 – 2010, nhóm nghiên cứu của Viện Cơ điện Nông nghiệp sau thu hoạch đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thiết kế, chế tạo máy thu gom rơm rạ phù hợp công nghệ thu hoạch lúa một giai đoạn và nhiều giai đoạn” bước đầu đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
Bộ GD-ĐT vừa tổ chức trao giải thưởng tài năng khoa học trẻ dành cho các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều sinh viên vẫn còn rất mơ hồ trong việc nghiên cứu khoa học.
Kết hợp nhịp nhàng giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng triển khai, tạo ra các hợp chất thiên nhiên từ nguồn sinh vật trên đất liền, nơi rừng núi và cả ngoài biển khơi, các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ (KH và CN) Việt Nam đã và đang làm ra các sản phẩm có giá trị góp phần phục vụ thiết thực đời sống người dân.
Sở KH-CN TPHCM, Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Phát triển vi mạch TPHCM, Đại học Quốc gia TPHCM và Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) phối hợp tổ chức phát động cuộc thi Ứng dụng vi điều khiển Việt Nam lần thứ nhất. Từ cuộc thi này, nhìn rộng hơn, trong bối cảnh TPHCM đang gấp rút xây dựng ngành vi mạch, có khá nhiều điều đặc biệt và đáng mong đợi.
Các nhà khoa học thuộc Khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật quân sự đã thiết kế, chế tạo thành công thiết bị hỗ trợ tập súng K54 bài 5 nâng cao (thiết bị B5-K54). Sản phẩm được trưng bày phục vụ lớp tập huấn huấn quân sự toàn quân năm 2013, tại Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn.
Nguyên Viện trưởng Vật lý địa cầu (Viện KH và CN Việt Nam) PGS, TS Hà Duyên Châu cho biết: Trên bề mặt mặt trời thường xuất hiện những vết đen và các vụ nổ sắc cầu mà các thiết bị, máy móc từ trái đất có thể quan sát được. Các vụ nổ sắc cầu lớn bắn vào khoảng không vũ trụ hàng tỷ tấn plasma, trong đó một phần bay về trái đất và gây ra sự biến thiên từ trường rất mạnh, các nhà khoa học quen gọi là bão từ (hay bão mặt trời).
Tận dụng nguồn phế phẩm sẵn có như: mùn cưa, rơm rạ, thân lõi ngô, bông phế liệu,... dự án “Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các loại nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp tại TP. Hà Nội” đã ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nuôi trồng nấm, sản lượng đạt 400 tấn/năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tại triển lãm điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới CES 2013 tại Las Vegas, Mỹ, sự xuất hiện hai sản phẩm robot của Việt Nam là mRobo và DiscoRobo lại tiếp tục trở thành một trong những tâm điểm thu hút sự chú ý của công chúng.