Trong giai đoạn 2006-2010, các ứng dụng khoa học công nghệ đã có những đóng góp quan trọng giúp ngành nông nghiệp phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Đó là nội dung được các chuyên gia đề cập tới trong cuộc hội thảo cùng tên vừa được Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (SATI, thuộc Bộ Khoa học Công nghệ) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ở Hà Nội ngày 3/12/2010.
Một khó khăn lớn của hoạt động khoa học - công nghệ hiện nay là cơ chế tài chính còn chưa linh hoạt, đầu tư thấp, không tập trung… Do đó, việc đổi mới cơ chế tài chính, tạo điều kiện để đội ngũ khoa học và công nghệ cũng như doanh nghiệp được tham gia nhiều hơn, hiệu quả hơn đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ngày càng nhiều cơ quan, viện nghiên cứu, doanh nghiệp... tạo mọi điều kiện cho cán bộ KH&CN phát huy đúng năng lực thực sự và cống hiến với khả năng cao nhất. Đó là sự tiếp nối truyền thống trọng dụng nhân tài từ nghìn đời nay của ông cha ta, bởi "Hiền tài là nguyên khí quốc gia".
Ứng dụng các công nghệ cao, đẩy mạnh tốc độ phát triển thị trường công nghệ, xây dựng và đưa vào hoạt động Khu công nghệ cao Đà Nẵng, khai thác hiệu quả khu công nghệ cao Hòa Lạc và TP.HCM, thu hút coi trọng trí thức Việt kiều ở nước ngoài… là những “nước cờ” của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong giai đoạn tới nhằm đưa nền KH&CN Việt Nam đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực
Mối quan tâm của người tiêu dùng về thực phẩm và các sản phẩm liên quan ngày càng trở nên cấp bách. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), một trong những giải pháp hữu hiệu là đẩy mạnh liên kết 4 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông dân.
Sau khi báo Diễn đàn doanh nghiệp có bài “Xóa “nút thắt” của công nghiệp Việt”, nhiều chuyên gia cho rằng không thể có nền khoa học và công nghệ (KH&CN) đủ mạnh khi các nguồn vốn đầu tư cho KH&CN quá nhỏ bé, thiếu da dạng và bị phân bổ dàn trải.
Với khoảng 500.000 doanh nghiệp vào năm 2010, các chuyên gia tham gia hội thảo về quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ do Học viện Tài chính tổ chức ngày 11/11/2010 cho rằng có thể huy động khoảng gần 20.000 tỷ đồng từ doanh nghiệp mỗi năm cho phát triển khoa học và công nghệ.
"Việt Nam đang rất thiếu cán bộ đầu ngành, những người có năng lực quản lý và chỉ huy những công trình trọng điểm của đất nước, có thể thay thế chuyên gia nước ngoài", Thứ trưởng Thường trực Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân cho biết.
Gắn khoa học với sản xuất kinh doanh, đưa KHCN thành lực lượng sản xuất của xã hội là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển KHCN từ nay cho đến 2015.
Ngày 10-11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện: "Chiến lược KHCN 2001-2010", đánh giá kết quả hoạt động KHCN giai đoạn 2006-2010 và định hướng nhiệm vụ 2011-2015''.