Sau khi báo Diễn đàn doanh nghiệp có bài “Xóa “nút thắt” của công nghiệp Việt”, nhiều chuyên gia cho rằng không thể có nền khoa học và công nghệ (KH&CN) đủ mạnh khi các nguồn vốn đầu tư cho KH&CN quá nhỏ bé, thiếu da dạng và bị phân bổ dàn trải.
Bởi vậy, chính sách đầu tư chi KH&CN phải được thiết kế sao cho tổng đầu tư xã hội cho mục tiêu phát triển KH&CN phải dược duy trì ở mức đủ lớn. Hơn nữa, dòng đầu tư này phải là “hợp lưu” của nhiều nguồn vốn đa đạng: ngân sách nhà nước, vốn của doanh nghiệp, vốn từ các quỹ ngoài ngân sách nhà nước. Việc thành lập và tăng cường gắn kết các quỹ KH&CN của quốc gia, các địa phương và trong doanh nghiệp từ năm 2006 và chính thức vận hành từ năm 2007 chính là một trong các lời giải quan trọng cho bài toán đó.
Các quỹ KH&CN quốc gia và địa phương
Việc sử dụng hợp lý các khoản chi ngân sách nhà nước theo các kênh, trong đó có thông qua các quỹ KH&CN do nhà nước Trung ương hoặc địa phương quản lý có vai trò dặc biệt to lớn, tạo “cú hích ban đầu” để phát triển KH&CN.
Sự hỗ trợ từ các Quỹ sẽ giúp các nhà khoa học yên tâm làm việc. Ảnh: TTTT
Nguồn vốn trước hết và chủ yếu của Quỹ sẽ là các khoản chi Ngân sách nhà nước và dự trù chi cho KH&CN của quốc gia và địa phương hàng năm, đột xuất và bổ sung. Nguồn vốn của Quỹ còn được bổ sung hàng năm từ các khoản thu hồi kinh phí đã cấp trước đó cho các đề tài nghiên cứu KH&CN theo chế độ có thu hồi toàn bộ hoặc một phần kinh phí tài trợ theo quy định chung hoặc thỏa thuận riêng cho từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, Quỹ sẽ tiếp nhận tất cả các khoản tài trợ, đóng góp, ủng hộ, biếu, tặng, bằng tiền hoặc không phải bằng tiền (tài sản, máy móc, thiết bị, bằng phát minh, giấy phép công thức công nghệ và các dạng tài sản trí tuệ và vật chất khác) từ các kênh và đối tượng khác cho hoạt động KH&CN của quốc gia và địa phương. Trong những trường hợp đặc biệt, Quỹ còn được phép huy động vốn trên thị trường vốn để tài trợ cho các đề tài, dự án nghiên cứu và triển khai theo cơ chế đầu tư mạo hiểm. Trong những trường hợp này, Quỹ đảm nhận vai trò đại diện pháp nhân cho các cổ đông tham gia tài trợ cho dự án, đề tài có triển vọng thu lợi nhận. Quỹ trực tiếp thực hiện các hoạt động cần thiết liên quan đến việc tiếp nhận vốn từ các cổ đông, tài trợ và quản lý vốn tài trợ cho dự án theo đúng mục tiêu, bảo vệ quyền lợi của các cổ đông tham gia tài trợ khi dự án thành công. Phần lợi nhuận thu được từ các dự án này mà Quỹ được hưởng sẽ trở thành nguồn vốn bổ sung cho Quỹ. Quỹ còn được bổ sung vốn hàng năm từ các nguồn lãi thu được khi cho vay hoặc đầu tư cho các dự án và đề tài nghiên cứu khoa học, lãi tiền quỹ gửi ở Kho bạc, Ngân hàng hoặc cho đầu tư trên thị trường tài chính.
Dù đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học với độ rủi ro cao, tính chất công ích đậm và khó định lượng thời gian hoàn thành cũng như giá trị kết quả hoạt động, nhất là các đề tài trong lĩnh vực khoa học xã hội (với mức độ thành công trong nghiên cứu cơ bản thường dưới 50% và nghiên cứu triển khai không quá 60%) nên đặc trưng cơ bản trong hoạt động tài chính của Quỹ là không lấy lợi nhuận làm mục tiêu chủ yếu. Quỹ cũng không phải là Quỹ đầu tư tài chính, Quỹ đầu tư rủi ro hay một cơ quan sự nghiệp mang tính hành chính, bao cấp... Trên thực tế, Quỹ là một sự thử nghiệm về cơ chế mới trong việc huy động, cung cấp và quản lý tài chính cho các hoạt đọng nghiên cứu khoa học của thành phố. Vì vậy, sẽ có nhiều điểm mới và có thể có sự khác nhau giữa các địa phương trong hoạt động tài chính của Quỹ.
Trong thời gian đầu hoạt động, đối tượng hỗ trợ tài chính của Quỹ là các đề tài nghiên cứu và nhiệm vụ hoạt động khoa học không nằm trong diện giao kế hoạch hàng năm theo năm ngân sách của quốc gia và địa phương... Cụ thể Quỹ sẽ tài trợ cho các loại đề tài và hoạt động sau:
Nhóm 1: Những nhiệm vụ KH&CN đột xuất mới phát sinh có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn của quốc gia và địa phương.
Nhóm 2: Những đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cơ bản, ứng dụng kéo dài không thể hoặc không hiệu quả nếu thực hiện chế độ quản lý tài chính theo năm ngân sách, theo mục lục ngân sách hoặc các quy định tài chính hiện hành đối với KH&CN.
Nhóm 3: Những đề tài, dự án có triển vọng thực tiễn, nhưng độ rủi ro cao.
Nhóm 4: Những đề tài, dự án nghiên cứu triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu đã đạt được trong các đề tài trên hoặc của các đề tài thuộc diện giao kế hoạch năm theo năm ngân sách.
Nhóm 5: Các hoạt động đào tạo nhân tài theo dự án, kế hoạch hàng năm hoặc theo từng trường hợp cụ thể phù hợp lợi ích chung của địa phương và quốc gia.
Nhóm 6: Các dự án, hoạt động nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ, hoàn thiện cơ sở pháp lý và nâng cấp năng lực và môi trường thể chế, phát triển thị trường phục vụ nghiên cứu và ứng dụng KH&CN của quôc gia và địa phương.
Nhóm 7: Các dự án và hoạt động khoa học nhằm tăng cường hợp tác giữa các địa phương về KH&CN tạo động lực khuyến khích cán bộ KH&CN làm việc ở các huyện ngoại thành , vùng khó khăn... Quỹ sẽ vận dụng linh hoạt các phương thức hỗ trợ tài chính toàn phần và một phần, hỗ trợ không thu hồi và có thu hồi vốn đã cấp, hỗ trợ một mình hoặc đồng hỗ trợ, kể cả bảo lãnh cho dự án vay tín dụng và cho vay ưu đãi, cũng như hỗ trợ lãi suất...
Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước, cũng như kinh phí tài trợ cho nghiên cứu khoa học ở nước ta cho đến nay vẫn chủ yếu từ ngân sách nhà nước và được chi theo cơ chế hành chính – bao cấp, việc lập dự toán kế hoạch và quản lý tài chính theo năm ngân sách cho các đề tài khoa học dùng ngân sách nhà nước trên thực tế không cho phép và không khuyến khích việc khai thác ứng dụng kế quả nghiên cứu khoa học, bởi đơn giản là ở chỗ chưa biết rõ đề tài có thành công hay không. Hơn nữa, kế hoạch tài chính cho nghiên cứu khoa học cũng thường được lập trong một năm – theo năm ngân sách nhà nước – không thể có kinh phí dự trù cho việc khai thác ứng dụng sau đó... Ngoài ra, mối quan hệ và thông tin hai chiều giữa các đơn vị nghiên cứu khoa học và các cơ sở, địa chỉ ứng dụng chưa phát triển, chưa đầy đủ, cập nhật cả do thiếu ý thức và kinh phí từ hai phía cho vấn đề này... Thành thử, người nghiên cứu vừa không có kinh phí triển khia ứng dụng, vừa thậm chí không rõ đối tác thực tế tiếp nhận các kết quả nghiên cứu này là ai. Đó là chưa kể các cơ chế, chính sách, ngay cả cơ sở pháp lý để tổ chức khai thác, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học dùng ngân sách nhà nước cũng còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng và thực thế.
Quỹ KH&CN trong doanh nghiệp
Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, cần khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đầu tư nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao KH&CN vào thực tiễn. Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư nghiên cứu và mở rộng áp dụng KH&CN thông qua việc cấp tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế các loại (giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế và tiền thuế sử dụng đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật...) và tăng mức khấu hao, tự chủ quyết định mức lương, thưởng cho cán bộ hoạt động KH&CN, nhất là thành lập và vận hành hiệu quả Quỹ phát triển KH&CN trong doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, các quỹ KH&CN doanh nghiệp là do doanh nghiệp chủ động và tự quyết tạo lập chủ yếu từ nguồn vốn và lợi nhuận của mình, quản lý theo Luật KH&CN, Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác có liên quan, trực tiếp phục vụ nhu cầu phát triển, nghiên cứu và ứng dụng KH&CN của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Nhà nước và các cấp thả nổi và phó mặc các hoạt động KH&CN cho doanh nghiệp, tách rời các hoạt động của các quỹ KH&CN quốc gia và địa phương với các quỹ KH&CN của doanh nghiệp. Nói cách khác, cần có sự gắn kết tương hỗ giữa các loại quỹ KH&CN để nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng và tạo hợp lực gia tăng sức mạnh KH&CN quốc gia và doanh nghiệp.
Thực tiễn cho thấy cần quan tâm phối hợp hoạt động của các quỹ KH&CN để khai thác ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học các đề tài sử dụng ngân sách nhà nước, nhất là vào hoạt động KH&CN thực tế của doanh nghiệp, đặc biệt, cần tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho sự nắm bắt thông tin và triển khai các công việc liên quan đến khai thác ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của các doanh nghiệp nói chung, cho hoạt đọng phối hợp của quỹ KH&CN của các doanh nghiệp nói riêng. Theo tinh thần đó, cơ chế quản lý tài chính để khai thác các kết quả nghiên cứu khoa học dùng vốn ngân sách nhà nước cần được đổi mới, điều chỉnh theo những nội dung chủ yếu sau:
Trước mắt, trong dự toán kế hoạch ngân sách hàng năm cho hoạt động nghiên cứu khoa học các cấp Trung ương và địa phương cần có khoản mục kinh phí dành riêng cho nội dung hỗ trợ khai thác, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học. Tùy theo nhu cầu và điều kiện thực tế, khoản mục này có thể chiếm từ 20-30% tổng kinh phí ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ hàng năm.
Ngoài nguồn ngân sách nhà nước hàng năm bổ sung vào khoản mục hỗ trợ khai thác, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, vốn dành cho mục tiêu này còn được gia tăng nhanh hơn bởi các khoản thu lợi nhuận hoặc phí từ các dịch vụ phát sinh và phát triển nhờ việc khai thác, ứng dụng các kết quả nghiên cứu nêu trên. Để quản lý được nguồn thu này, cần xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý, trước hết là các hợp đồng tài trợ, tư vấn cho các hoạt động khai thác, ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Tùy từng tính chất và mục tiêu cụ thể, các hoạt động tài trợ, tư vấn này có thể thu hồi một phần, toàn bộ hoặc thậm chí không thu hồi.
Đối với các đề tài, dự án, phát minh và sáng kiến KH&CN được tài trợ bởi các khoản thu lợi nhuận hoặc phí từ các dịch vụ phát sinh và phát triển nhờ việc khai thác, ứng dụng các kết quả nghiên cứu nêu trên. Để quản lý được nguồn thu này, cần xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý, trước hết là các hợp đồng tài trợ, tư vấn cho các hoạt động khai thác, ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Tùy từng tính chất và mục tiêu cụ thể, các hoạt động tài trợ, tư vấn này có thể thu hồi một phần, toàn bộ hoặc thậm chí không thu hồi.
Đối với các đề tài, dự án, phát minh và sáng kiến KH&CN được tài trợ bởi quỹ KH&CN của doanh nghiệp và cá nhân ngoài khu vực kinh tế nhà nước cần, một mặt, khuyến khích đăng ký và bảo hộ, khen thưởng bình đẳng chúng như đối với các đối tượng thuộc khu vực kinh tế nhà nước. Mặt khác, có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước dành riêng thích hợp để hỗ trợ việc đăng ký, công nhận quyền tác giả, hỗ trợ một phần chi phí nghiên cứu và ứng dụng triển khai, tổ chức tiếp thị, quảng cáo và môi giới bán chúng trên thị trường KH&CN trong nước và quốc tế.
Thực tế cho thấy, cần tổ chức mạng lưới thông tin KH&CN và các trung tâm giao dịch – chợ cũng như các câu lạc bộ, hiệp hội, các cuộc hội nghị, gặp gỡ định kỳ và đột xuất về KH&CN là rất quan trọng. Hàng năm, bộ và các Sở KH&CN có trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan chức năng xem xét, trình phê duyệt kế hoạch hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khai thác, ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài cụ thể hoặc hoạt động của các quỹ KH&CN của doanh nghiệp với nội dung hỗ trợ tài chính gồm:
Thứ nhất, hỗ trợ cho công tác in, phổ biến, tuyên truyền và chuyển giao kết quả nghiên cứu.
Thứ hai, hỗ trợ triển khai ứng dụng các giải pháp, đề xuất về KH&CN vào thực tiễn quản lý của thành phố hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đơn vị.
Thứ ba, hỗ trợ đăng ký, quảng bá thương hiệu bản quyền phát minh sáng kiến KH&CN từ kết quả nghiên cứu khoa học.
Thứ tư, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thị trường, triển lãm, quảng cáo sản phẩm mới... từ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học.
Thứ năm, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, trung tâm thông tin, chợ KH&CN, hệ thống dữ liệu, tài liệu và các dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu – triển khai.
Ngoài ra, có thể sử dụng phương thức cho vay tín dụng, ưu đãi lãi suất, hỗ trợ lãi suất, thuê mua tài chính và cả đầu tư rủi ro cho các hoạt động khai thác, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học.
Việc quản lý tài chính kinh phí hỗ trợ được tiến hành theo từng trường hợp cụ thể trên tinh thần giảm thiểu phần hỗ trợ bao cấp, tăng phần kinh phí tự có hoặc chủ động huy động của doanh nghiệp; gắn mức hỗ trợ ưu đãi với các mục tiêu và quy mô tác động công ích của kết quả khai thác, ứng dụng. Đồng thời, phù hợp với đặc điểm và tạo thuận lợi cao nhất cho các hoạt động khai thác, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học.
Tóm lại, nếu được quan tâm và triển khai phù hợp, có nhiều cơ sở để hy vọng rằng việc xây dựng, vận hành và phối hợp hoạt động của các Quỹ KH&CN sẽ tạo ra những động lực mới cho phát triển KH&CN quốc gia, địa phương, cũng như doanh nghiệp...
(Báo Diễn dàn doanh nghiệp)