Năm 2012 và các năm tới, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phải quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu đưa KH&CN thực sự trở thành khâu đột phá, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tỉnh Đắk Lắk đầu tư 150 tỷ đồng phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2015 nhằm xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ từng bước đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nhanh, bền vững.
Ngày 10/1, tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2011, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, đến nay hầu hết các tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã được giao quyền tự chủ.
Trong 7 năm qua, từ khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 171/2004 phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH - CN, Bộ KH -CN đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện một cách quyết liệt và đồng bộ trên cả 6 nhóm giải pháp. Kết quả đạt được tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đã làm thay đổi diện mạo nền KH - CN nước nhà, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để hiệu quả, đổi mới sáng tạo về công nghệ phải được hoạch định dựa trên điều kiện cụ thể của từng nước, từng giai đoạn. Dưới đây là một số việc cần làm cho đổi mới sáng tạo ở Việt Nam hiện nay.
Bộ KH&CN đã tổ chức một hội thảo quy mô quốc gia nhằm tiếp tục xây dựng đề án đổi mới KH&CN. Sau 7 năm triển khai, ông Lường Đăng Ninh cho rằng, cứ nói đổi mới mà không có tiền, không có người giỏi, thì cũng vẫn thế mà thôi.
“Hiện nay hệ thống pháp luật về khoa học công nghệ (KHCN) của Việt Nam về cơ bản tương đối hoàn thiện, chúng ta đã xây dựng được “luật chơi”, vấn đề bây giờ nằm ở “sân chơi” sẽ được tổ chức ra sao và người chơi được chơi như thế nào...” đây là những chia sẻ chân tình cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động KHCN.
Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) là nhiệm vụ quan trọng đã được Bộ KH&CN chú trọng triển khai từ khi Luật KH&CN ra đời, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, năm 2004 (Quyết định 171/2004/QĐ-TTg).
Đổi mới phương thức trả lương cho các nhà khoa học, bổ sung chức vụ “Kỹ sư trưởng”, “Tổng công trình sư” trong hệ ngạch, bậc viên chức KH&CN kèm theo thẩm quyền, chế độ đãi ngộ đặc biệt; tổ chức Ngày KH&CN Việt Nam;… là những đề xuất mang tính đột phá đang được bàn tại đề án “Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN” cho giai đoạn đến năm 2015 mà Bộ KH&CN đang soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động và tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện nay, vai trò tổng tư lệnh trên mặt trận KH&CN của Bộ KH&CN còn chưa rõ ràng.
Thời gian qua, việc ứng dụng các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, lựa chọn và đổi mới công nghệ phù hợp... đã góp phần tạo ra những chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất sản phẩm hàng hóa, đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của các địa phương.
Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tại các địa phương đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hoạt động này thời gian qua khá trầm lắng và bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là việc sử dụng kinh phí cấp cho khoa học và công nghệ (KHCN) không đúng mục đích diễn ra phổ biến.