Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN
Để chuẩn bị cho việc xây dựng Đề án “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” trình Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Đoàn khảo sát liên ngành của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Hải Phòng về tình hình phát triển KH&CN thành phố.
Ngày 11/5, Đoàn công tác liên ngành do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức đã có buổi làm việc với Thành ủy Hà Nội nhằm kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KH&CN và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp phát triển KH&CN trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nền kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn: Xây dựng được một cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định cho xã hội mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân… Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, khoa học và công nghệ (KH&CN) đã có những đóng góp không nhỏ tạo nên những thành công ấy.
Trong khuôn khổ khảo sát liên ngành của Ban Tuyên giáo, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã có buổi làm việc với Đại học Bách khoa Hà Nội (BKHN) về việc đóng góp ý kiến, kiến nghị nhằm phục vụ công tác xây dựng Đề án “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” trình Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) vào tháng 10/2012.
Sáng 10/5, đoàn khảo sát liên ngành của Ban Tuyên giáo, Bộ KH&CN đã có buổi làm việc với Đại học quốc gia (ĐHQG) Hà Nội về việc góp, kiến nghị nhằm phục vụ công tác xây dựng Đề án “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” trình Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) vào tháng 10/2012.
Sự tụt hậu của khoa học Việt Nam thường được cho là do thiếu hụt đầu tư, thiếu hụt lực lượng nghiên cứu có trình độ. Tuy nhiên, còn có một phần đóng góp không nhỏ là từ công tác quản lý cũng như các chính sách minh bạch hóa tài chính khoa học.
Nhà nước cần tăng mạnh đầu tư cho Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nói chung và Viện KH&CN Việt Nam (Viện) nói riêng để tăng cường cơ sở vật chất, hệ thống phòng thí nghiệm, khu nghiên cứu công nghệ cao, sớm đạt trình độ Viện nghiên cứu tiên tiến của khu vực.
Kinh nghiệm tổ chức Ngày hội Khoa học ở nước ngoài cung cấp cho ta một kho khổng lồ những ý tưởng có thể được khai thác hiệu quả và điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
“Việt Nam không thể nhập khẩu kết quả nghiên cứu Khoa học xã hội (KHXH) của các nước để áp dụng vào thực tế như những nghiên cứu ở lĩnh vực khác nên rất cần một cơ chế đặc thù”
Sớm có những chính sách hợp lý thúc đẩy sự liên kết giữa viện, trường – doanh nghiệp; gắn nghiên cứu với chuyển giao công nghệ; quản lý chặt chẽ đầu vào và đầu ra của các đề tài nghiên cứu…, đó là những vấn đề chính được đưa ra trong buổi làm việc của Đoàn khảo sát liên ngành với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa diễn ra sáng nay tại Hà Nội.
Theo tinh thần của Nghị định 115/2005/NÐ-CP, một số tổ chức hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ra đời. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, một số tổ chức nói trên lại muốn chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Nghị định số 80/2007/NÐ-CP. Việc chuyển đổi này cần bảo đảm nguyên tắc gắn kết được lực lượng nghiên cứu và đội ngũ những người đang làm việc tại tổ chức nói trên.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH và CN) giai đoạn 2011-2020. Chiến lược được hy vọng sẽ tạo ra sự chuyển biến căn bản trong hoạt động KH và CN, để KH và CN cùng với giáo dục và đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner