Hôm qua (5-6), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã tổ chức hội thảo "Đầu tư và cơ chế tài chính phát triển KHCN" nhằm "gỡ rối" rào cản lớn nhất trong hoạt động KHCN hiện nay.
Đó là một trong những kiến nghị được các đại biểu đưa ra tại hội thảo “Đầu tư và cơ chế tài chính phát triển khoa học và công nghệ” do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đồng tổ chức, ngày 5/6, tại Hà Nội.
Đầu năm nay, người viết có làm một thống kê1 cho thấy Việt Nam có quá ít bằng sáng chế được Mỹ công nhận, so với ngay cả các nước trong khu vực. Bài viết nhận được nhiều phản hồi, trong đó nổi bật có ý kiến “Việt Nam không cần có bằng sáng chế đăng ký ở Mỹ” với lý do chi phí đắt, giá trị khoa học không cao v.v..
Mô hình phát triển của Viện nghiên cứu Quốc tế về Thông tin đa phương tiện, truyền thông và ứng dụng (MICA) thuộc ĐH Bách khoa Hà Nội cho thấy hợp tác quốc tế có thể là một giải pháp đột phá hữu hiệu giúp phát triển đội ngũ nghiên cứu.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và một số đơn vị liên quan đang xây dựng Đề án “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” (gọi tắt là Đề án) sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) vào tháng 10.2012. Để hiểu rõ hơn về những nội dung sẽ đưa ra trong dự thảo Đề án, phóng viên có cuộc phỏng vấn ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ KH&CN, Tổ phó Tổ Biên tập Đề án.
Chuẩn bị cho Đề án "Phát triển khoa học, công nghệ (KHCN) phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế" dự kiến trình Hội nghị BCH Trung ương Đảng vào kỳ họp tháng 10-2012, Bộ KHCN, Ban Tuyên giáo Trung ương đã khảo sát tại một số trường ĐH, doanh nghiệp, viện nghiên cứu. Trao đổi với báo chí về đợt khảo sát này, Thứ trưởng Bộ KHCN Trần Văn Tùng cho biết:
Mới đây Thủ tướng đã phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu đến năm 2020, KH&CN Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP…
Trong thời gian qua, khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam đã có nhiều kết quả ấn tượng trong tất cả lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, giáo dục… Nhiều kết quả nghiên cứu được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
Vừa qua, đoàn khảo sát của Ban tuyên giáo TW và Bộ KH&CN đã có buổi làm việc với Viện KH&CN Việt Nam. Tại buổi làm việc này, nhiều ý kiến của các nhà khoa học cho rằng cần phải tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách để khai thác tối đa tiềm năng xây dựng Viện KH &CN Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí nhằm cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết liên quan đến Đề án “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” (Đề án) sẽ trình Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) vào tháng 10/2012.
Nhằm học tập kinh nghiệm từ thực tiễn của quá trình chuyển đổi thể chế các cơ quan nghiên cứu và triển khai của Trung Quốc, rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình triển khai Nghị định 115, ngày 17/5/2012, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Chuyển đổi thể chế của các cơ quan nghiên cứu triển khai Việt Nam và Trung Quốc – Kết quả và những bài học”.
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ KH&CN phối hợp với Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Quốc Hội đã tổ chức Hội thảo xin ý kiến của các nhà khoa học đối với Dự án Luật KH&CN( sửa đổi). Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân và Chủ nhiệm UB KHCN&MT Quốc hội Phan Xuân Dũng chủ trì Hội thảo.