Đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý và cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN); tạo môi trường thuận lợi phát huy quyền sáng tạo để KH&CN thực sự trở thành động lực then chốt, tạo đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại… - đây là những kiến nghị nhằm phát triển hoạt động KH&CN được đưa ra tại Hội thảo “Đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN” do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ KH&CN phối hợp tổ chức mới đây.
Thực tế khảo sát tại một số trường ÐH, doanh nghiệp, viện nghiên cứu phục vụ Ðề án "Phát triển khoa học, công nghệ (KHCN) phục vụ sự nghiệp CNH, HÐH và hội nhập quốc tế" mà Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN), Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện gần đây cho thấy cơ chế tài chính cho KHCN là điểm đang vướng mắc. Hình thành đội ngũ cán bộ tài chính cho KH và CN sẽ giúp cho các nhà khoa học giảm được nhiều thời gian lo thanh quyết toán tài chính, thủ tục hành chính.
Không phải đến tận bây giờ, cụm từ này mới được các nhà hoạch định chính sách nhắc đến. Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển cho thấy, muốn phát triển dựa trên nền tảng tri thức, trong đó coi khoa học, công nghệ là quốc sách, sẽ khó phát triển bền vững nếu như quốc gia đó không nắm bắt được công nghệ nguồn. Tuy nhiên, cũng thẳng thắn nhìn nhận, nhiều ngành công nghệ mũi nhọn hiện nay đang chỉ dừng ở mức gia công thuê cho nước ngoài.
Một đồng giành để đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN), nếu sử dụng đúng cách và có hiệu quả sẽ thu được từ 5 – 6 đồng lợi nhuận. Trong khi, đầu tư vào các lĩnh vực khác, hiệu quả mang lại sẽ không cao, thậm chí, bỏ ra 10 đồng, có thể chỉ thu được 1 – 2 đồng lợi nhuận.
Nhà nước sẽ thay đổi phương thức cấp tiền lương và tiền chi hoạt động bộ máy cho các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập, bổ sung 2 loại hình tổ chức KH&CN vào khoản 3 Điều 4 Nghị định 115, quy định rõ nhiệm vụ của các tổ chức KH&CN...
Ðất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH và hội nhập quốc tế. Ðổi mới các lĩnh vực của hoạt động khoa học và công nghệ đang là yêu cầu bức thiết hiện nay. Ðể đáp ứng yêu cầu đổi mới đó, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ và một số bộ, ngành liên quan đang xây dựng Ðề án "Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế" trình Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) vào tháng 10-2012.
Luật Khoa học và Công nghệ (KHCN) sau 12 năm ban hành đang trong quá trình sửa đổi và sẽ trình Quốc hội tới đây. Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cho biết, trong lần sửa đổi này sẽ có quy định bắt buộc doanh nghiệp (DN) phải nộp ít nhất 5% lợi nhuận truớc thuế đầu tư cho khoa học.
Người Việt xưa nay vẫn được đánh giá là thông minh, cần cù. Nhưng vì sao cho đến nay, nền khoa học nước ta vẫn bị đánh giá là lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước? Đây là một trong những tâm tư của các nhà quản lý cũng như các chuyên gia, các nhà khoa học Việt Nam. Những nguyên nhân, tồn tại trong quá trình phát triển nhân lực khoa học, công nghệ (KH-CN) đều đã được các bộ ngành nhận thức rõ, nhưng việc phát triển đội ngũ các nhà khoa học bắt đầu từ đâu, với trọng tâm nào thì dường như vẫn chưa có câu trả lời đích đáng.
Những khó khắn, vướng mắc về cơ chế chính sách đãi ngộ và sử dụng cán bộ khoa học, về hệ thống thang bảng lương đối với nhân lực khoa học,… đã được các đại biểu nêu ra tại Hội thảo chính sách phát triển nhân lực KH&CN tổ chức tại Hà Nội mới đây. Nhân sự kiện này, chúng tôi xin ghi nhận một số ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo.
Ngày 13/7, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ đã phối hợp tổ chức Hội nghị “Triển khai Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 26 tháng 12 năm 2011 của liên Bộ KH&CN, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ” (viết tắt là TT 36).
Theo thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, có thể nói trong hơn 10 năm qua hệ thống chính sách, pháp luật về KH&CN đã liên tục được hoàn thiện bao trùm hầu hết các lĩnh vực hoạt động KH&CN tạo khuôn khổ thể chế, để phát triển và ứng dụng KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH.
Trong những năm gần đây, khoa học và công nghệ (KH&CN) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong việc giúp nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế; nhiều thành tựu khoa học công nghệ của Việt Nam đã đạt tới tầm khu vực và quốc tế. Tuy nhiên thực tế nhìn lại quá trình đổi mới và phát triển, khoa học công nghệ của Việt Nam thời gian qua vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.